Nguyên nhân và cách điều trị đau thắt lưng

Đây là bài viết 266 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới, có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác. Vì thế, người bệnh không nên “xem nhẹ” tình trạng này, cần thăm khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nặng.

Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Nguyên nhân và cách điều trị đau thắt lưng
Nguyên nhân và cách điều trị đau thắt lưng

Đau lưng là gì?

Đau lưng là các cơn đau tê dọc hay gần cột sống. Tùy theo vị trí đau, bác sĩ sẽ phân thành 4 khu vực chính gồm đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng giữa, đau lưng một bên (phải hoặc trái). Ngoài ra, đau lưng còn được phân thành 2 loại, cụ thể:

  • Đau lưng cấp tính: Tình trạng này thường bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài tới 6 tuần.
  • Đau lưng mạn tính: Các cơn đau phát triển trong một thời gian dài, thường kéo dài hơn 3 tháng.

Các cơn đau lưng được xác định cấp tính, bán cấp tính hay mạn tính sẽ tùy theo thời gian đau của người bệnh. Cảm giác đau có thể âm ỉ, dữ dội hoặc kèm theo cảm giác nóng rát. Một số trường hợp cảm giác đau có thể lan đến các chi, gây tê bì tay chân hoặc yếu cơ.

Tình trạng đau này có thể xuất phát từ các vấn đề ở cơ, xương, khớp, dây thần kinh hoặc từ những bộ phận cấu thành cột sống. Nhiều trường hợp có thể là do ảnh hưởng từ cấu trúc khác bên trong cơ thể như động mạch chủ, tuyến tụy, túi mật hoặc thận.

Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng

Hiện nay, các chuyên gia cho rằng tình trạng đau nhức lưng phát sinh từ những nguyên nhân sau:

Sự thoái hoá xương khớp tự nhiên do tuổi tác

Người cao tuổi rất dễ mắc chứng đau vùng thắt lưng. Trong giai đoạn này, cột sống thắt lưng bị thoái hoá, đặc biệt là các sụn khớp hoặc thoát vị đĩa đệm. Đây cũng chính là hai nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đau nhức thắt lưng. Ngoài ra, những người cao tuổi từng bị chấn thương vật lý hay có bệnh lý ở hệ tiết niệu như sỏi, u… cũng có thể gặp tình trạng này.

Tư thế đứng, ngồi, hoạt động không đúng trong thời gian dài

Thường xuyên đứng, ngồi sai tư thế hoặc mang vác vật nặng cũng có thể khiến bạn bị mỏi thắt lưng Bời vì khi bạn đứng hoặc ngồi sai tư thế, áp lực không đều lên cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng. Điều này có thể tạo ra căng thẳng cho các đốt sống và dây chằng thần kinh trong khu vực này, dẫn đến đau thắt lưng.Chính vì vậy, bạn cần giữ cho cơ thể có tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng
Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng

Tổn thương mô mềm

Nguyên nhân này thường gặp ở những vận động viên hoặc những người phải làm việc nặng trong thời gian dài. Khi các cơ ở lưng dưới bị căng hoặc dây chằng bị bong rách do hoạt động quá mức sẽ dẫn đến tình trạng viêm, gây co thắt và đau nhức toàn bộ lưng dưới.

Chấn thương đĩa đệm

Khi mới sinh, các đĩa đệm chứa đầy nước và ở trạng thái khỏe mạnh nhất. Khi con người già đi theo thời gian, các đĩa đệm trở nên mòn đi. Lúc này, nó không thể chống lại lực và truyền lực lên thành đĩa đệm, khiến cho người bệnh bị đau và dẫn đến thoát vị.

Rối loạn chức năng khớp

Bệnh rối loạn về cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Tình trạng đau vùng thắt lưng có thể xuất hiện nếu các khớp xương bị viêm, dẫn đến rối loạn chức năng và hình thành đau nhức thắt lưng.

Cân nặng gây áp lực lên cột sống

Tình trạng này thường xuất hiện ở người bị béo phì. Trọng lượng lớn khiến khung xương chậu bị kéo ra phía trước, làm căng phần lưng dưới khiến người bệnh bị đau nhức lưng dưới. Theo Hiệp hội Y học Béo phì Hoa kỳ, phụ nữ thừa cân hoặc có vòng eo lớn thường có nguy cơ đau thắt lưng cao hơn so với đối tượng còn lại.  

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa cũng gây nên tình trạng đau thắt lưng. Thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, xuất phát từ phần dưới của cột sống lưng và đi xuống qua mông và chạy xuống chân, gây ra cảm giác đau, châm chích, hoặc tê ở vùng mông và chân. Cảm giác đau có thể lan rộng từ hông, qua đùi, và lan xuống chân, thường chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể.

Hẹp ống sống 

Hẹp ống sống cũng có thể gây ra đau nhức ở vùng lưng và các triệu chứng khác liên quan đến đau thắt lưng. Hẹp ống sống là tình trạng mà không gian bên trong ống sống sống bị co lại hoặc bị áp lực, làm tạo ra áp lực lên các cơ xung quanh và dây thần kinh.

Hẹp ống sống 
Hẹp ống sống 

Cơ quan nội tạng gặp vấn đề

Đau thắt lưng bên trái cũng có nhiều khả năng là biến chứng của của bệnh như: 

  • Nhiễm trùng thận
  • Sỏi thận
  • Viêm tụy hoặc viêm đại tràng
  • Rối loạn phụ khoa, bao gồm lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…

Bên cạnh đó, đau nhức thắt lưng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh xương khớp như: thoái hóa cột sống vùng thắt lưng, gai cột sống, đau thần kinh tọa… Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân nên chủ động thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, nhất là nếu trải qua bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Suy yếu hoặc ngứa ran ở phần thân dưới cơ thể
  • Buồn nôn và nôn
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đờ đẫn
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Tiểu rát
  • Đi ngoài ra máu
  • Són tiểu

Điều trị đau thắt lưng đơn giản

Chăm sóc tại nhà

Khi bị đau thắt lưng, bạn cần làm gì? Trước hết hãy chăm sóc và theo dõi tại nhà.

  • Dừng các hoạt động thể chất lại trong một vài ngày và dùng đá để chườm vào vùng thắt lưng (nên dùng đá trong 48-72 giờ đầu tiên, sau đó chuyển qua dùng nhiệt).
  • Nằm nghiêng với đầu gối co lên, kẹp gối giữa hai chân. Tuy nhiên nếu có thể nằm ngửa thoải mái thì bạn đặt gối hoặc khăn cuộn dưới đùi để giảm áp lực lên lưng.
  • Chườm nóng hoặc tắm nước ấm và massage thường xuyên để thư giãn các cơ ở lưng bị căng cứng.
  • Tập luyện các bài tập thể dục chữa đau lưng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên cũng là giải pháp đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Điều trị đau thắt lưng đơn giản
Điều trị đau thắt lưng đơn giản

Vật lý trị liệu

Để cải thiện tình trạng đau nhức, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những biện pháp như siêu âm trị liệu, chiếu laser, kích thích điện… Khi cơn đau đã thuyên giảm, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ bụng. Khi về nhà, người bệnh được khuyến khích duy trì thực hiện các bài tập này để ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Liệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive behavioral therapy) cũng có thể được chỉ định trong điều trị đau thắt lưng. Liệu pháp này giúp kiểm soát chứng đau lưng mạn tính thông qua việc khuyến khích người bệnh có suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn. Người bệnh sẽ được thực hiện các kỹ thuật thư giãn và hướng dẫn cách duy trì thái độ tích cực.

Dùng thuốc

Bác sĩ sẽ kê thuốc với liều lượng thích hợp dựa trên triệu chứng, chẳng hạn như thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm để giảm đau hoặc tiêm corticosteroid.

Nhìn chung, cách này chỉ có thể làm giảm đau tạm thời và bệnh vẫn có thể tái phát. Đặc biệt, sử dụng thuốc giảm đau nếu không có sự giám sát của bác sĩ mà tự ý dùng có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Sponsored Links:

'
'