Soluble fiber là gì ? Tác dụng của nó như thế nào?

Soluble fiber là gì ? Tác dụng của nó như thế nào? Chúng là một loại carbohydrate không thể tiêu hóa và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Ví dụ như: trái cây, rau củ, các loại đậu và các loại hạt ngũ cốc.

Soluble fiber là gì ?

Chất xơ tiếng Anh là Fibre, theo wikipedia thì Chất xơ hay chất xơ thực phẩm, hay thức ăn thô  tiếng Anh tương ứng là (roughage, ruffage), fiber trong tiếng bắc Mỹ hoặc fibre trong tiếng Anh, là phần khó tiêu hóa của thức ăn có nguồn gốc từ cây trồng ăn được, rau và nấm ăn được.

Fiber được chia thành 2 loại chính dựa trên khả năng hòa tan trong nước của chúng. Đó là soluble fiber (chất xơ hòa tan) và insoluble fiber (chất xơ không hòa tan). Đối với soluble fiber thì đây là loại fiber (chất xơ) hòa tan trong nước…

Và có xu hướng làm chậm sự di chuyển của thức ăn thông qua hệ thống tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy soluble fiber được chuyển hóa bởi vi khuẩn trong ruột già, và do đó ít ảnh hưởng đến trọng lượng phân.

fiber là gì

Fiber có nghĩa là chất xơ. Và chúng có thể được chia thành nhiều loại, dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến loại fiber có trong thực phẩm tự nhiên.

Trong các tài liệu khoa học về dinh dưỡng, thì loại fiber này thường được đề cập với tên gọi đầy đủ là dietary fiber. Dietary fiber là một loại carbohydrate không thể tiêu hóa và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

Một số ví dụ có thể kể đến như: trái cây, rau củ, các loại đậu, quả hạch, các loại hạt và ngũ cốc. Dietary fiber được chia thành 2 loại chính dựa trên khả năng hòa tan trong nước của chúng.

Tác dụng của Soluble fiber như thế nào?

Chất xơ hòa tan hấp thu nước trong dạ dày và ruột, tạo thành một loại gel làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này giúp bạn cảm thấy no và hỗ trợ giảm cân. Chất xơ hòa tan cũng làm chậm quá trình hấp thu glucose, có lợi cho người bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Ngoài ra, chất xơ hòa tan làm giảm LDL cholesterol (cholesterol “xấu”) trong máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Bạn có thể bổ sung loại chất xơ này từ các loại đậu (đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan), các loại quả chứa pectin (táo, lê, mơ, đào, các loại trái cây họ cam quýt) và một số loại rau củ, chẳng hạn như cà rốt.

 Bổ sung sơ hòa tan

Bạn có thể bổ sung chất xơ hòa vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn bằng những bí quyết đơn giản sau:

  • Thêm hạt mã đề xay nhuyễn vào món ăn
  • Thêm món súp trái cây vào chế độ ăn uống
  • Để có thể tăng lượng chất xơ, bạn có thể sử dụng nước dùng, cà rốt, lúa mạch, đậu Hà Lan cũng như các loại đậu khác
  • Bạn cũng nên ăn nhẹ bằng những loại trái cây chứa nhiều chất xơ chẳng hạn như táo, cam, bưởi, nhất là khi thèm ngọt
  • Bạn có thể tự làm trái cây sấy khô tại nhà, vừa bổ sung chất xơ cho cơ thể vừa yên tâm về chất lượng sản phẩm

Kết luận

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cơ thể chỉ hấp thu một lượng chất xơ vừa đủ. Nếu chế độ ăn uống quá nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein, chất béo và các nguyên tố vi lượng khác. Trẻ em ăn quá nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ calci, sắt, kẽm…Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước để giảm tác dụng không mong muốn của chất xơ.

Sponsored Links:

'
'