Mẹo phòng bệnh lúc giao mùa xuân – hè

Mẹo phòng bệnh lúc giao mùa xuân – hè. Thời tiết chuyển nắng, nồm ẩm báo hiệu các dịch bệnh ở trẻ em, đặc biệt là bệnh hô hấp và bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát bởi cơ thể trẻ còn yếu ớt, sức đề kháng còn kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.

Mẹo phòng bệnh lúc giao mùa xuân - hè
Mẹo phòng bệnh lúc giao mùa xuân – hè

I. Những bệnh nào cần phải đề phòng?

1. Bệnh về đường hô hấp:

Cơ quan cảm thụ của bộ máy hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Khi ta hít thở không khí lạnh, niêm mạc hô hấp phản ứng lại bằng sự sung huyết, phù nề và tăng tiết dịch. Phản ứng còn xảy ra khi bị nhiễm lạnh ở những vùng ngoài bộ máy hô hấp như cổ, ngực, vùng lưng, bàn chân, đặc biệt là gan bàn chân. Sự phản ứng này theo một cơ chế phản xạ. Sự phù nề và sung huyết đường hô hấp kéo dài sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh gây bệnh phát triển, tạo nên đợt bùng phát các bệnh mạn tính của đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen phế quản, bệnh viêm phế quản… nguy cơ quan trọng hơn là các bệnh cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu… phát triển. Các bệnh này lây lan theo đường hô hấp qua các hạt nước bọt của người bệnh bắn ra khi nói chuyện hay ho khạc, làm người lành hít phải.

2. Bệnh tim mạch:

Người bị tăng huyết áp, vào những ngày rét của mùa xuân, ra ngoài trời như đi tiểu ban đêm, huyết áp sẽ tăng cao đột ngột dễ gây ra tai biến mạch máu não. Tai biến não có thể gây tử vong nhanh chóng, nếu sống sót sẽ để lại di chứng nặng nề dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam có 92,96% bệnh nhân tai biến mạch máu não có di chứng về vận động. Những người uống rượu, cà phê, hút thuốc lá ra ngoài lạnh rất dễ xảy ra những tai biến về bệnh tim mạch.

3. Bệnh đường tiêu hóa:

Mùa xuân chuyển sang hè cũng là thời kỳ thích hợp cho ruồi nhặng phát triển. Ruồi nhặng hay đậu vào những nơi ô nhiễm như phân, rác, xác súc vật chết, rồi đậu vào bát đĩa, thức ăn, đồ uống của người. Chân ruồi có nhiều lông, là chỗ chứa các vi khuẩn, virut gây bệnh, chúng reo rắc các mầm bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột, bệnh có thể lây lan thành dịch. Bệnh nhân có những biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, nôn oẹ. Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong

II. Những biện pháp phòng chống:

– Trong các đợt rét, mọi người cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là 2 gan bàn chân. Chú ý giữ ấm về ban đêm, lúc đi ngủ. Đặc biệt phải giữ ấm cho các cụ già, trẻ em và trẻ sơ sinh.

– Ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả tươi để tăng sức đề kháng.

– Phòng ở, phòng ngủ đảm bảo thoáng, sạch sẽ

– Đối với các bệnh gây thành dịch: Phải chú ý tiêm vắcxin phòng dịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Mọi người trong vùng có nguy cơ lây nhiễm theo đường hô hấp phải đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng mũi…

– Đối với bệnh đường tiêu hóa: Không ăn rau sống, thức ăn ôi thiu, không uống nước lã. Sử dụng lồng bàn đậy đồ ăn và diệt ruồi nhặng. Rửa tay sạch trước khi ăn và chế biến thực phẩm.

Sponsored Links:

'
'