Mẹ bầu nên đi lại hay ngồi một chỗ?

Đây là bài viết 33 / 41 trong series Kiến thức sinh sản

Mẹ bầu nên đi lại hay ngồi một chỗ? Rèn luyện thể dục khi mang thai được rất nhiều bác sĩ sản khoa khuyến cáo các mẹ bầu thực hiện, đây không chỉ là hình thức rèn luyện cơ thể mà còn rất tốt sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Có người cho rằng mẹ bầu nên đi lại để sinh nở dễ, cũng có người cho rằng mẹ bầu cần ngồi yên tịnh dưỡng tránh mệt nhọc. Cùng isuckhoe tìm hiểu câu trả lời nhé!

Mẹ bầu nên đi lại hay ngồi một chỗ?

Lợi ích của đi bộ khi mang thai với bà bầu

Đối với vấn đề mẹ bầu đi bộ nhiều có sao không? hoặc mẹ bầu đi bộ nhiều có tốt không? Thực chất, đi bộ là một bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai. Một số lợi ích đáng chú ý của việc đi bộ khi mang thai bao gồm:

Trong quá trình mang thai, việc đi bộ sẽ giúp cơ thể bạn tập luyện một cách nhẹ nhàng. Đây là một bài tập rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cơ bắp. Đi bộ giúp bạn kiểm soát cân nặng của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp bé không bị tăng cân quá mức. Do đó, quá trình chuyển dạ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Mẹ bầu nên đi lại hay ngồi một chỗ?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Mẹ nên lưu ý đi giày thấp, vừa chân, cổ giày cao vừa đủ ôm và bảo vệ mắt cá chân và các ngón chân.
  • Bảo vệ da với kem chống nắng dù là mùa nào và thời tiết thế nào đi chăng nữa; riêng mùa hè nên đội mũ có vành để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Mẹ nên đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày và 3 ngày/tuần. Sau đó, tăng lên 4 ngày/tuần và mỗi ngày đi thêm 5 phút. Sau vài tuần, bạn có tăng lên 5 ngày/tuần.
Mẹ bầu đi bộ thế nào cho hợp lý?

Trong 3 tháng giữa thai kỳ:

  • Mẹ bầu hãy tiếp tục đi bộ với giày mềm, bảo vệ da dưới ánh nắng và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Đến giai đoạn này, mẹ nên đi bộ từ 25 – 40 phút mỗi ngày và đi từ 5 – 6 ngày/tuần.
  • Chú ý đến tư thế đi bộ để tránh bị mỏi hoặc đau lưng. Khi bạn đi bộ, hãy giữ cằm thẳng, hướng nhìn về phía trước, giữ dáng người thẳng để trọng lượng cơ thể được chia đều chứ không dồn về lưng gây đau mỏi.
  • Bạn có thể rủ ai đó đi cùng để trò chuyện và có thêm động lực duy trì bài tập.
  • Không nên đi bộ khi trời tối trừ những nơi có đèn thắp sáng vì nếu không bạn có nguy cơ vấp ngã khi không nhìn rõ đường mình đang đi.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ

  • Trong giai đoạn này, bạn nên tránh đi bộ trên những con đường mòn quá dài hoặc bất kỳ nơi nào có địa hình không bằng phẳng vì nó có thể làm bạn mất cân bằng, dễ ngã hoặc thấy quá sức.
  • Khi gần đến ngày sinh nở, bạn vẫn có thể đi bộ nếu muốn, nhưng hãy đi gần hay xung quanh nhà để cảm thấy an toàn hơn khi biết rằng bạn sẽ không gặp khó khăn để gọi người thân trong trường hợp khẩn cấp.
  • Giai đoạn này, mẹ nên đi bộ từ 25 – 50 phút mỗi ngày và từ 5 – 6 ngày/tuần.
Mẹ bầu đi bộ thế nào cho hợp lý?
Mẹ bầu đi bộ thế nào cho hợp lý?

Ngoài việc tập thể dục mẹ bầu cũng đừng quên mang nước uống để tránh bị mất nước vì mất nước có thể gây co thắt và tăng nhiệt độ cơ thể, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Trong những ngày hè quá nắng gắt và oi ả cùng với độ ẩm không khí cao, thì mẹ bầu nên đi dạo nơi có cây cối xanh mát hoặc trong một khu trung tâm có điều hòa nhiệt độ, hoặc trên một máy chạy bộ ở phòng tập thể dục với tốc độ vừa phải.

Có nên đi lại nhiều khi mang thai 3 tháng đầu không?

Thói quen vận động đi lại thường được khuyến khích vì giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn. Đi lại cũng giúp cơ thể đốt cháy lượng calo, phòng béo phì trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu, có nên đi lại nhiều hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Bầu 3 tháng đầu thường chỉ nên di chuyển một quãng đường ngắn, khoảng từ 15 – 20 phút và 3 ngày/tuần.

Có nên đi lại nhiều khi mang thai 3 tháng đầu không?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi mới hình thành, vẫn chưa bám chắc vào tử cung người mẹ. Nếu đi lại quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Ngoài ra khi di chuyển bằng các phương tiện đi lại, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi và nghén nhiều hơn do nhạy cảm với mùi xăng. Việc di chuyển nhiều trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

  • Đi đường xóc, ổ gà: Địa hình di chuyển gập ghềnh dễ khiến mẹ bầu ngã xuống đường gây sảy thai.
  • Phanh gấp: Khi đi lại nhiều trên các phương tiện giao thông, nguy cơ phanh gấp dễ khiến bụng và tử cung mẹ bầu bị chèn ép, nguy hiểm cho thai nhi.
  • Đối với những thai phụ say xe, say sóng: Việc đi lại nhiều bằng các phương tiện như xe buýt, xe khách,… dễ dẫn đến tình trạng nôn nhiều, mất nước nguy cơ suy kiệt cơ thể.

Tóm lại mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế đi lại nhiều. Điều này không có nghĩa mẹ bầu không được đi đâu, điều quan trọng mẹ bầu biết cách di chuyển đúng cách trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất này.

Đọc thêm:

Mẹ bầu có nên đứng lâu không?

Khi mẹ bầu đứng quá lâu, đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ, có thể gây đau lưng và khó chịu ở chân. Bên cạnh đó, việc đứng lâu có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi, giảm khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Với phụ nữ mang thai đứng hơn 25 giờ mỗi tuần có thể sinh ra em bé có trọng lượng nhẹ hơn từ 148-198g so với những em bé được sinh ra bởi phụ nữ không đứng lâu như vậy. 

Ngoài ra, mẹ bầu đứng trong nhiều giờ liền đôi khi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khi mang thai như sau:

  • Phù nề: Phù chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Lượng nước thừa trong cơ thể có xu hướng tích tụ ở chân. Nếu mẹ bầu đứng lâu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Đau vùng xương chậu: Đứng trong nhiều giờ liền, đặc biệt là đứng bằng một chân có thể làm cơn đau trở nên nghiêm trọng. 
  • Thay đổi huyết áp: Việc mẹ bầu đứng lâu có thể làm tăng giảm huyết áp.
  • Nguy cơ sinh non: Đứng lâu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. 

Câu hỏi thường gặp

Có nên đi lại nhiều khi mang thai 3 tháng đầu không?
Mẹ bầu có nên đứng lâu không?

Sponsored Links:

'
'