Sữa mẹ quan trọng như thế nào?

Đây là bài viết 26 / 41 trong series Kiến thức sinh sản

Sữa mẹ quan trọng như thế nào? Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời; sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích khác cho mẹ.

Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Sữa mẹ quan trọng như thế nào?

Sữa mẹ quan trọng như thế nào?

Thành phần của sữa mẹ

 Thành phần gần đúng của sữa mẹ là 87% nước, 7% lactose, 4% chất béo và 1% protein.  Chất béo và đường lactose (một loại carb / đường) cung cấp hầu hết năng lượng trong sữa mẹ. Ngoài ra, rất nhiều phân tử khác tạo nên sữa mẹ không chỉ là về dinh dưỡng.

Ví dụ:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch: tế bào miễn dịch, tế bào gốc, kháng thể;
  •  Thiết lập hệ vi sinh vật: men vi sinh, vi khuẩn tốt, oligosaccharid;
  •  Hỗ trợ sự phát triển của em bé: nucleotide, protein, các yếu tố tăng trưởng;
  •  Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: vitamin, khoáng chất;
  •  Giúp bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ: nội tiết tố, enzym;
  •  Tiếp xúc với hương vị mới: từ chế độ ăn uống của mẹ với hương vị và hương vị riêng;

Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

  • Sữa mẹ trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng,…
  • Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể con.
Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
  • Protein (đạm) trong sữa mẹ ít hơn sữa động vật nên rất phù hợp với chức năng đào thải chưa hoàn thiện của bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Protein trong sữa mẹ chủ yếu là dạng lỏng hòa tan, nên phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của con, giúp con có hệ miễn dịch phát triển.
  • Lipid (chất béo) trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng, giúp cơ thể con phát triển, hoàn thiện não bộ, võng mạc và làm vững bền mạch máu.
  • Carbonhydrat (glucid và đường) trong sữa mẹ cung cấp năng lượng, hỗ trợ cho sự phát triển vi khuẩn có lợi cho con.
  • Vitamin (A, B1, B2, C,…), khoáng chất (Calci, phospho,…) và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen,…) trong sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể con, giúp con phòng chống thiếu vi chất, bảo vệ cơ thể chống quá trình oxy hóa.

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ

Theo các bác sĩ, sữa mẹ chính là thức ăn hoàn chỉnh và thích hợp nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé theo nhiều cách khác nhau, và nhiều lợi ích trong số này vẫn tiếp tục kéo dài sau khi việc cho trẻ bú kết thúc.

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ

Với trẻ nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ mang đến hàng loạt những lợi ích lý tưởng như: cung cấp dinh dưỡng, cung cấp kháng thể, giúp tăng cân, giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ thông minh hơn và gắn kết tình cảm mẹ con nhiều hơn. Hàm lượng thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ thích ứng tương đối chính xác với nhu cầu của dinh dưỡng của bé trong suốt quá trình phát triển. Sữa non – những giọt sữa mẹ đầu tiên (4-5 ngày đầu sau khi sinh) có thành phần khác hơn so với sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 5 đến khoảng 2 tuần sau sinh) hay sữa trưởng thành.

Với bà mẹ, lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể kể đến như: hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh, giảm cân nhanh chóng hơn, giúp tử cung co hồi tốt hơn, hỗ trợ tránh thai tự nhiên, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bệnh tật không mong muốn.

Sữa mẹ có vị gì?

Sữa mẹ khác hoàn toàn với sữa bò, sữa dê hay bất kỳ loại sữa công thức nào khác nên không thể đánh giá và so sánh sữa mẹ với các loại sữa này.

Vậy sữa mẹ có vị gì? Bình thường sữa mẹ sẽ có mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị ngọt nhạt, không quá mặn hay quá ngọt. Trên thực tế, tùy cơ địa mỗi người phụ nữ, chế độ ăn uống từng người trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ mà vị của sữa mẹ cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, mùi vị sữa mẹ cũng sẽ bị biến đổi thành tanh, nồng, chua hơn lúc ban đầu nếu vắt sữa mẹ và bảo quản sữa mẹ trong môi trường bên ngoài. 

Sữa mẹ có vị gì?

Yếu tố ảnh hưởng tới vị của sữa mẹ

Vị sữa tiết ra sẽ khác nhau ở mỗi người phụ nữ do sự khác nhau trong thực đơn ăn uống. Hương thơm và mùi vị nguyên bản của sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những loại thực phẩm dưới đây:

  • Gia vị nồng như tỏi, ớt, tiêu: có mùi hôi nồng làm vị của sữa mẹ thay đổi
  • Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn: sữa mẹ sẽ có vị mặn do hàm lượng natri cao trong các loại thức ăn này.
  • Chuối, ngũ cốc, trái cây: mùi vị sữa mẹ sẽ thơm ngon hơn, lượng sữa cũng dồi dào hơn nếu mẹ ăn nhiều trái cây, ngũ cốc.

Cơ địa của từng phụ nữ cũng trở thành nguyên nhân làm cho mùi vị sữa mẹ khác nhau, chẳng hạn như:

  • Enzyme tiêu hóa lipase: nếu lượng chất này có nhiều trong cơ thể mẹ sẽ khiến sữa sau khi vắt ra ngoài có vị như xà phòng.
  • Lactose: khi mẹ được bồi bổ đủ chất thì nồng độ lactose trong máu cao, làm cho sữa mẹ có vị ngọt

Câu hỏi thường gặp

Sữa mẹ có vị gì?

Sponsored Links:

'
'