Sau khoảng thời gian dài mang thai và sinh con, cơ thể mẹ cần thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi lại sức khỏe cũng như những tổn thương gặp phải. Thời gian này được gọi là thời gian kiêng cữ sau sinh. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
Nội dung bài viết:
Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?
Kiêng cữ sau sinh như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục là nỗi băn khoăn của không ít người. Thực tế, sau sinh cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp để mẹ khỏe, con vui. Trong thời gian ở cữ, bạn nên tuân thủ 10 điều cần kiêng cữ sau sinh dưới đây để ở cữ đúng cách:
Không ăn mặn và kiêng khem quá mức
Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ, chà bông (ruốc) và đặc biệt cần kiêng ăn rau, canh, nhất là đồ chua… để da thịt được săn chắc. Thực tế, việc ăn thức ăn khô, mặn cùng chế độ ăn thiếu rau xanh có thể khiến bạn bị tăng huyết áp, táo bón ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, chế độ ăn mặn và khô không phải là ở cữ đúng cách.
Bên cạnh đó, bạn không nên ăn đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ tái sống nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Bạn nên ăn đồ mới nấu, uống đủ nước. Tuy cần kiêng cữ sau sinh nhưng bạn không nên kiêng khem quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ nhiễm bệnh, thiếu dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài các loại thực phẩm nên tránh kể trên, bạn nên có chế độ ăn đa dạng.
Ở cữ không nên ăn gì hay cơm cữ cần kiêng gì? Phụ nữ mới sinh nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì trong nhóm thực phẩm này thường có nhiều muối, đường, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Phụ nữ sau sinh kiêng ăn gì?
Bên cạnh rất nhiều loại thực phẩm mà phụ nữ sau sinh có thể lựa chọn và đưa vào thực đơn mỗi ngày của mình để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thì vẫn nên lưu ý tránh ăn và uống những loại thực phẩm có tác động xấu như sau:
- Tỏi: Tỏi là loại gia vị có mùi rất hăng nên khi sử dụng nó trong thời kỳ cho con bú thì có rất nhiều khả năng ảnh hưởng đến sữa mẹ, khiến sữa có mùi nên trẻ lười bú;
- Đồ uống có caffeine như cà phê,chocolate: Mặc dù cà phê cung cấp năng lượng và giúp mẹ tỉnh táo trong ngày hơn nhưng chất này vẫn theo dòng sữa mẹ và có thể khiến trẻ bị mất ngủ;
- Đồ uống có chứa cồn: Rượu và bia là nhóm thức uống nghiêm cấm trong thời gian cho trẻ bú vì sẽ khiến trẻ không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi, thậm chí sẽ gặp phải tình trạng tăng cân một cách bất thường. Đặc biệt, khi uống rượu và bia thì lượng sữa mẹ cũng sẽ bị giảm đáng kể;
- Đồ cay: Những thực phẩm cay sẽ khiến hệ tiêu hóa của mẹ gặp rối loạn, từ đó cũng ảnh hưởng đến trẻ vì bú sữa mẹ trong giai đoạn này. Ngoài ra đồ ăn cay cũng tác động đến hệ máu của trẻ nên những bà mẹ cần phải lưu ý đến vấn đề này;
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Những món ăn này thường mang đến lượng chất béo xấu, khiến cơ thể dễ lên cân và sữa mẹ không có chất lượng tốt. Thay vào đó, người mẹ nên ưu tiên những món ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp để bảo vệ sức khỏe;
- Thức ăn có chứa nhiều thủy ngân: Mặc dù cá hồi có chứathủy ngân ở hàm lượng thấp, nếu ăn có kiểm soát thì sẽ không ảnh hưởng đến sữa mẹ nhưng một số loại khác như cá thu, cá kiếm… thì hàm lượng thủy ngân bên trong rất cao, dễ gây hại cho não bộ của trẻ;
- Thức ăn, thức uống lạnh: Những loại thức ăn và thức uống lạnh có thể gây tác động đến răng và hệ tiêu hóa của người mẹ. Từ đó, quá trình hồi phục của người mẹ sau khi sinh cũng sẽ gặp nhiều cản trở;
- Thức ăn còn sống: Những loại thức ăn này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ;
- Đồ ăn, thức uống có vị chua: Những loại nước ép từ cam, chanh… mặc dù có nhiều vitamin C nhưng người mẹ cũng không nên sử dụng khi cho con bú vì dễ gây tác động đến hệ tiêu hóa, khiến trẻ sau khi bú sữa mẹ bị trào ngược dạ dày hay tiêu chảy cấp.
- Đồ uống có gas: Những loại nước ngọt và đồ uống có gas không nên được sử dụng khi mới sinh xong vì dễ gây chướng bụng, đầy hơi, tăng cân…
- Những loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân: Mặc dù vóc dáng và cân nặng là một điều cần thiết với phụ nữ và nhu cầu lấy lại vóc dáng sau sinh là vô cùng chính đáng nhưng với những loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân nhanh thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận, đặc biệt là sức khỏe của trẻ khi bú sữa mẹ. Thay vào đó, người mẹ nên duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học mà vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng, kết hợp với việc luyện tập thể dục để giảm cân an toàn hơn.
Không kiêng cữ sau sinh dẫn tới hậu quả gì?
Theo các chuyên khoa sản khoa, nếu không kiêng cữ tốt sau sinh, mẹ rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Triệu chứng thường thấy là mẹ dễ bị đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay đau đầu, dễ đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm sút, tâm trạng bất ổn.
Đặc biệt phần phụ của phụ nữ sau sinh cần ít nhất 4 – 6 tuần để phục hồi. Nếu quan hệ tình dục sớm sẽ dễ gây tổn thương phần phụ, chảy máu, nhiễm trùng.