Phụ nữ mang bầu có nên ăn trứng vịt lộn giúp con mọc lông, tóc tốt?

Đây là bài viết 32 / 45 trong series Kiến thức sinh sản

“Phụ nữ mang bầu có nên ăn trứng vịt lộn giúp con mọc lông, tóc tốt?” Không chỉ những là món ăn ngon, khoái khẩu của nhiều người, trứng vịt lộn còn là thực phẩm cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì thế mà vịt lộn nhiều lựa chọn để chăm sóc cho gia đình của mình.

Nhiều người truyền tai nhau cho rằng: ăn trứng  lúc mang bầu, con sinh ra sẽ nhiều lông hơn hẳn các em bé khác khi mẹ mang bầu mà không ăn trứng vịt lộn.

Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Phụ nữ mang bầu có nên ăn trứng vịt lộn giúp con mọc lông, tóc tốt?

Phụ nữ mang bầu có nên ăn trứng vịt lộn giúp con mọc lông, tóc tốt?

Quan niệm dân gian cho rằng, việc mẹ ăn hột vịt trong quá trình mang thai sẽ khiến trẻ sinh ra bị rậm lông gây ngứa ngáy. Điều này khiến các chị em thai phụ hoang mang không biết bà bầu ăn trứng vịt lộn được không. Thực tế, đây là một quan niệm không có cơ sở khoa học.

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu thực tiễn cho thấy mối quan hệ giữa việc mẹ ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ và tình trạng rậm lông ở trẻ. Mặt khác, cũng chưa có nghiên cứu khẳng định lợi ích hay tác hại của hột vịt lộn đối với phụ nữ mang thai. Vậy, bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Câu trả lời đối với thắc mắc có bầu ăn trứng được không chính là mẹ có thể ăn hột vịt lộn trong thai kỳ, nhưng cần lưu ý về số lượng. Cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất khác nhau cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng vịt lộn lại là một vấn đề lớn nếu mẹ bầu ăn quá nhiều trứng trong một bữa.

Nên ăn mấy quả mỗi tuần?

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cũng cho thấy, trong một cái trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt… Như vậy trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng.

Do đó ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.

Nên ăn mấy quả mỗi tuần?

Ăn nhiều trứng và ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần và không ăn 2 quả cùng lúc.

Tại sao nên ăn trứng vịt lộn kèm với gừng, rau răm?

Trứng  thường ăn cùng Gừng và rau Răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau Răm, Gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g Gừng tươi thái chỉ, 5g rau Răm tươi.

Lưu ý, với thai phụ khi ăn trứng thì không nên ăn nhiều rau răm và gừng sẽ gây nóng có thể gây sảy thai.

Tại sao nên ăn kèm với gừng, rau răm?

Những người mắc bệnh gout không nên ăn trứng. Đối với những người dùng món trứng để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.

Tốt nhất không dùng trứng  đã luộc chín để qua đêm, vì các chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đọc thêm:

Mẹ bầu ăn trứng vịt lộn cần lưu ý gì?

Mặc dù câu trả lời của thắc mắc bà bầu ăn trứng vịt lộn được không là “Có”, nhưng mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn sau khi ăn hột vịt lộn:

  • Chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng một lúc.
  • Mẹ bầu không nên ăn rau răm kèm với trứng vịt lộn. Vì ăn nhiều rau răm có thể gây kích thích tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh dẫn đến thai nhi bị sinh non hoặc chết lưu.
  • Nếu phụ nữ mang thai bị cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… thì không nên ăn hột vịt lộn để tránh những rủi ro tim mạch trong thai kỳ. 
  • Chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng. Tránh để bà bầu ăn hột vịt lộn vào buổi tối để hạn chế tình trạng khó tiêu.
  • Không nên ăn trứng vịt lộn với gia vị nóng (ớt, tỏi…) hoặc cho quá nhiều muối, tiêu. Nếu không có thể gây ra tình trạng nóng trong người, đầy hơi, khó tiêu cho mẹ bầu.

Câu hỏi thường gặp

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?
Nên ăn mấy quả mỗi tuần?
Tại sao nên ăn trứng vịt lộn kèm với gừng, rau răm?

Sponsored Links:

'
'