Uống rượu bia ở một lượng vừa phải sẽ đem lại nhiều lợi ích tích cực với sức khỏe như: giảm căng thẳng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa,…? Vậy uống bia (hoặc rượu) bao nhiêu là tốt? Rượu thường có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người uống, thậm chí còn gây tử vong. Không những thế, nó còn gây ảnh hưởng tới những người xung quanh nếu chúng ta uống quá nhiều. Tuy nhiên, nếu biết uống đúng cách, rượu có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Lợi ích của rượu, bia đối với sức khỏe
Các nhà khoa học đã ghi nhận rượu, bia có những tác động tốt lên tim mạch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm tăng nồng độ các cholesterol tốt (như HDL-cholesterol), giúp làm giảm nguy cơ tạo thành cục máu đông gây hẹp hay tắc lòng mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Theo tiến sĩ Eric Rim của Đại học Harvard, uống rượu với lượng vừa phải có thể làm tăng đến 20% nồng độ cholesterol tốt với điều kiện bạn phải có một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý. Nghiên cứu cũng cho thấy uống bia với lượng vừa phải cũng có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường bằng cách tăng độ nhạy cảm với insulin của mô.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí The New England Journal of Medicine của Anh, dựa trên số liệu thu thập từ 12.480 phụ nữ ở độ tuổi 70-81, những người dùng thức uống có cồn vừa phải có nguy cơ sa sút trí tuệ thấp hơn nhóm còn lại 23%. Phụ nữ uống một lượng nhỏ rượu, bia cũng có trí não tỉnh táo hơn, ít chịu ảnh hưởng của tình trạng sa sút trí tuệ.
Những lợi ích của việc uống rượu đúng cách bao gồm:
-
Đột quỵ: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke cho thấy uống lượng rượu từ ít đến vừa phải có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. Nghiên cứu dựa theo dữ liệu tự báo cáo về thói quen uống rượu của 83.578 nữ tham gia. Một nghiên cứu khác đã phát hiện 1 thành phần trong rượu đỏ có thể bảo vệ bộ não khỏi tổn thương do đột quỵ.
-
Trầm cảm: Trong một nghiên cứu trên 2.683 đàn ông và 2.822 phụ nữ trong độ tuổi từ 55 đến 80, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha phát hiện ra rằng uống rượu vang thường xuyên với lượng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm, trong khi uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ nàyCác nhà khoa học đã công bố trên tạp chí BMC Medicine rằng những người uống từ 2 đến 7 ly rượu mỗi tuần ít có khả năng được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm.
-
Sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu vừa phải, thường xuyên có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch. Một bản đánh giá từ các nhà khoa học Ý được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu cho thấy tiêu thụ rượu bia vừa phải giúp giảm nguy cơ các biến cố bệnh tim mạch.
Uống rượu đúng cách tốt cho sức khỏe
Uống rượu đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Uống rượu đúng tiêu chuẩn, đúng liều lượng và tuyệt đối không pha rượu
- Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml tức là khoảng 5% alcohol hoặc 100ml rượu vang tức là khoảng 12%, 30ml whisky tức là khoảng 40% alcohol.
- Các đồ uống khác nhau thì có nồng độ cồn cũng khác nhau, chính vì vậy, lượng cồn tiêu thụ của mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch. Đối với nam giới: Chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ ngày và với nữ là dưới 1 đơn vị cồn/ ngày.
- Khi uống rượu, nên ăn rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu.
- Nên uống nước lọc trước khi uống rượu.
- Đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.
Uống rượu bia bao nhiêu là tốt?
Thực tế không có mức đo lường cụ thể để trả lời cho câu hỏi này. Cơ thể mỗi người có cơ chế hấp thụ và đào thải khác nhau. Uống rượu bao nhiêu là tốt hoặc uống bia bao nhiêu là an toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân của từng người. Để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên uống một lúc quá 3 lon bia hoặc 3 ly rượu vang.
Lưu ý khi uống bia rượu:
- Không sử dụng đồng thời cả rượu và caffeine. Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Cafein gây kích thích tăng huyết áp, và nhịp tim. Khi kết hợp cả 2, không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích, có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.
- Khi uống rượu nên uống từ từ, để giải rượu, có thể dùng trà đặc. Các loại bánh kẹo ngọt và thức ăn cay nóng không nên dùng chung khi đang uống rượu, kể cả việc hút thuốc khi uống rượu cũng cần hạn chế bởi lúc đó, cơ thể sẽ nhanh bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.
- Tuyệt đối không pha rượu: Không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt,…, thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Một vài trường hợp có thể bị mất tri giác. Chính vì vậy, không nên uống rượu khi đói, bởi nó là nguyên nhân làm tăng nhanh nồng độ cồn trong máu.
- Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.
- Những đối tượng đang dùng aspirin không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh. Trường hợp nếu phải điều trị bằng thuốc aspirin thì không uống rượu.