Bệnh lao là gì? Nguyên nhân, biểu hiện người bệnh lao, cách phòng ngừa và chữa trị

Lao là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Thống kê của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) vào năm 2000 đã cho thấy có tới 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm lao. Cứ 100000 người thì có tới 145 ca bệnh mới. Con số tử vong lên tới 1,8 triệu người mỗi năm. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc lao rất cao. Vì thế nên lao là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Vậy bệnh lao là gì? Những nguyên nhân nào gây ra lao? Có cách nào để phòng ngừa và điều trị lao hay không?

1, Nguyên nhân gây ra bệnh lao

Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra, bệnh có thể biểu hiện cấp tính hoặc mạn tính.

Vi khuẩn gây bệnh lao

Vi khuẩn chủ yếu gây bệnh ở phổi (chiếm từ 80 – 85% số ca mắc lao), ngoài ra còn có lao hạch, lao màng phổi, lao xương, thận, màng não,…

bệnh lao
Vi khuẩn lao có màu đỏ sau khi được nhuộm trong phòng thí nghiệm

Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc họ Mycobacteria, trong đó loài Mycobacterium tuberculosis (hay còn gọi là vi khuẩn lao người) là loài gây bệnh chủ yếu nhất.

Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Đường xâm nhập của vi khuẩn lao chủ yếu thông qua đường hô hấp, hiếm khi vi khuẩn xâm nhập qua da hay qua hệ tiêu hóa. (Vì thế mọi người hãy chú ý giữ gìn môi trường không khí xung quanh mình để tránh mắc loài vi khuẩn này nhé).

2, Biểu hiện của người bệnh lao

Lao được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn nhiễm lao còn giai đoạn 2 là khi bệnh đã phát triển.

Giai đoạn 1: Nhiễm lao

Có tới 90 – 95% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh nhân có những tổn thương là viêm xuất tiết và hoại tử bã đậu. Ngoài ra có thể có tổn thương ở hạch rốn phổi, hạch trung thất. Vi khuẩn từ tổn thương theo đường bạch huyết và máu gây lao các cơ quan khác trong cơ thể.

Ước tính có khoảng 40-50% người trưởng thành mắc bệnh lao tiềm tàng. Đó là khi cơ thể có sức đề kháng tốt thì tình trạng nhiễm lao chỉ ở dạng tiềm tàng. Tuy nhiên vẫn cần điều trị triệt để để tránh lây lan ra cộng đồng. Mặt khác lao tiềm tàng có thể trở thành lao hoạt động vào bất cứ lúc nào.

Giai đoạn 2: Bệnh lao

Lao tiềm tàng sẽ tiến triển thành lao hoạt động nếu

  • Hệ miễn dịch của cơ thể giảm súc là vi khuẩn tái hoạt động trở lại
  • Vi khuẩn lao xâm nhập từ ngoài vào nhiều hơn làm số lượng và đặc tính vi khuẩn tăng lên.

Vậy biểu hiện của người bệnh lao lúc này là gì?

  • Toàn thân mệt mỏi gầy sút, kém ăn, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm về đêm
  • Ho kéo dài trên 2 tuần, điều trị bằng kháng sinh không có kết quả
  • Ho khan, sau đó ho có đờm màu xanh, vàng. Có chất hoạt tử bã đậu
  • Ho ra máu nhiều mức độ: máu tươi, máu cục, có máu rỉ sắt, thường có đuôi khái huyết.
  • Đau ngực vùng tổn thương
  • Khó thở

Vậy có cách điều trị nào cho người bệnh lao không?

3, Điều trị lao phổi

Mục tiêu của tất cả các phương pháp này đó là chữa khỏi cho bệnh nhan, đồng thời phục hồi chất lượng sống và khả năng lao động. Ngoài ra còn phải phòng ngừa lao tái phát, hay tránh nhiễm lao cho người khác. Do khuẩn lao kháng kháng sinh nên cần điều trị cẩn thận để tránh tình trạng lao kháng thuốc.

Phác đồ điều trị lao theo chương trình chống lao Quốc gia

Sponsored Links:

'
'