Bệnh tay chân miệng điều trị như thế nào hiệu quả nhất ? Bệnh tay chân miệng đang bùng phát tại Việt Nam trong thời điểm giao mùa . Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Khi trẻ bị bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, việc điều trị đúng cách giúp giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng nguy hiểm
Nội dung bài viết:
Cách điều trị hiệu quả nhất bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus (E71, E68), Coxsackievirus (B, A16) gây ra, hiện vẫn chưa tìm được thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế điều trị bệnh hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng. Với những trẻ bệnh diễn biến nặng, cần điều trị tích cực để duy trì chức năng sống, đặc biệt khi xuất hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Cụ thể, thuốc điều trị và phương pháp can thiệp y tế có thể dùng để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em là:
1. Hạ sốt
Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C trở lên, cần sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol (acetaminophen hoặc ibuprofen) liều 10 – 15mg/kg. Nếu trẻ còn sốt cao cần dùng tiếp liều thứ 2 sau 4 – 6 giờ. Trong trường hợp trẻ khó uống thuốc, có thể dùng viên đặt hậu môn thay thế để giảm sốt.
2. Sát khuẩn
Bệnh tay chân miệng gây ra các vết viêm loét, bọng nước có thể gây nhiễm trùng, vì thế cần dùng gel zyttee, kamistad,… để sát khuẩn và giảm đau, nhất là khi trẻ khó ăn uống. Việc bổ sung kẽm và vitamin C cũng cần thiết để điều trị sốt và vết loét miệng. Ngoài ra, một số loại thuốc sát khuẩn có thể sử dụng cho trẻ như: Lidocain, nước muối sinh lý NaCl 0.9%, Xịt miệng Benzydamine, súc miệng benzydamine.
3. Bù nước và điện giải
Có thể bổ sung nước và điện giải cho trẻ mắc bệnh bằng dung dịch uống hydrite hoặc oresol, cần pha theo chỉ định.
4. Dung dịch khử khuẩn
Ngoài dùng thuốc sát khuẩn, trẻ mắc bệnh tay chân miệng và gia đình, người chăm sóc cũng cần vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn bằng:
– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi cho trẻ ăn, trước khi nấu ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.
– Sát khuẩn đồ chơi, quần áo, đồ dùng của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn như cloramin 2%.
– Tiệt trùng và hấp sôi các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của trẻ như thìa, bát, bình sữa,… Hạn chế dùng chung với trẻ khác.
5. Thuốc điều trị biến chứng
Khi trẻ bị tay chân miệng nặng với triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện.
Tùy vào tình hình từng trẻ, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, giúp hạn chế tối đa các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhìn chung khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện khám và tư vấn điều trị dù triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ. Nếu tay chân miệng độ 1, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh tiến triển nặng với các biến chứng như sốt cao li bì, nôn ói,… thì cần nhập viện để theo dõi.
Rất nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ dùng thuốc kháng sinh điều trị¸ tuy nhiên tác nhân gây bệnh là virus đường ruột nên loại thuốc này không có tác dụng. Hơn nữa, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh còn gây hại cho sức khỏe, hệ miễn dịch, tạo hiện tượng kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị bệnh tay chân miệng nói riêng và chữa bệnh nói chung.
Vì thế cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng tay chân miệng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguồn : https://medlatec.vn/
➡➡XEM THÊM :
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cho cha mẹ
[HOT]Tăng chóng mặt số Trẻ bị tay chân miệng: 4 dấu hiệu cha mẹ nào cũng cần biết
Bị tay chân miệng phải kiêng gì?
Bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi