Bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi ? Đây là câu hỏi nhiều bậc cha mẹ quan tâm . Khi mà dịch tay chân miệng đang bùng phát trên nhiều tỉnh thành trong cả nước . Số ca nhập viện tăng đáng kể tại Hà Nội và TPHCM . Để tìm lời giải đáp cho những băn khoăn trên, mời bạn tham khảo bài viết sau.
Nội dung bài viết:
Tìm hiểu về bênh tay chân miệng
Biểu hiện bệnh tay chân miệng
- Đầu tiên bé sốt nhẹ , có biểu hiện đau họng, biếng ăn và có thể kèm tiêu chảy. Sau đó kéo dài 3 ngày trong giai đoạn toàn phát :
- Loét miệng ( vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau bỏ ăn , bỏ bú , tăng tiết nước bọt),phát bạn dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân , gối , mông. Nếu có biến chứng thì thường xuất hiện từ ngày 2-5 của bệnh. Bé khỏi sau 3-5 ngày điều trị và khôi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Virút sẽ ủ trong cơ thể trẻ từ 3 – 7 ngày trước khi phát bệnh và khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau họng, chán ăn, loét miệng, tiêu chảy, nổi nốt phát ban mẩn đỏ ở vùng tay, chân, miệng.
Thông thường, trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ. Thời gian phục hồi sẽ theo các cấp độ của bệnh như sau:
- Nếu trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 1 thì chỉ sau 7 – 10 ngày là sẽ khỏi bệnh.
- Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh cấp độ 2 thì sẽ cần khoảng từ 10 đến 14 ngày.
- Nhưng nếu trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3, 4 thì thời gian hồi phục sẽ càng dài hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu lúc này không cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng như viêm tim, viêm não, suy hô hấp, trụy mạch, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, có một điều đáng nói nữa là dù trẻ có được chữa lành bệnh tay chân miệng đi nữa thì virut tay chân miệng tồn tại bao lâu trong cơ thể trẻ em đặc biệt là đường hô hấp của trẻ từ 1 – 3 tuần mới biến mất hoàn toàn. Do đó, cha mẹ không được chủ quan dù khi trẻ đã khỏi bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Do hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có điều trị hỗ trợ bệnh. Do vậy việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng chính là liệu pháp hiệu quả nhất.
Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh, hoặc trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế trẻ. Rửa tay trước và sau khi thay tã hoặc làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt việc ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống được vệ sinh sạch sẽ (có thể tráng nước muối hoặc nước sôi trước khi sử dụng). Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống. Không cho trẻ dùng chung khăn (khăn mặt, khăn tắm…) hoặc những vật dụng khác như cố, bát, đĩa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Vệ sinh thường xuyên các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc chất chuyên tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người đang nghi ngờ ủ bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải khác của người nhiễm bệnh cần được thu gom và xử lý.
Ngoài ra, khi con đã nhiễm bệnh cha mẹ cần lưu ý:
- Không cho con gãi, chọc vào các mụn nước trên cơ thể.
- Cần có môi trường sinh sống sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí và nước bẩn.
- Không tự ý dùng thuốc chữa trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
Các bậc cha mẹ cần có kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tay chân miệng cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác và liệu pháp điều trị phù hợp.. Khi trẻ mắc bệnh cần được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm (viêm màng não, phù phổi).
➡➡XEM THÊM :
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cho cha mẹ
[HOT]Tăng chóng mặt số Trẻ bị tay chân miệng: 4 dấu hiệu cha mẹ nào cũng cần biết