Giun sán là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Độ quan ngại đến đâu- Bs Truong Huu Khanh

1.Giun sán là gì

Giun sán thì có mặt rất nhiều trong môi trường, trong đất, trong rau không sạch, trong phân, nước miếng của động vật cho nên vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường rất quan trọng nhưng cũng khó mà tránh – ĂN SẠCH UỐNG SẠCH RỬA TAY -XỔ GIUN ĐỊNH KỲ

2. Giun sán có nhóm ký sinh trên người, ký sinh trên động vật khác.

– Nếu giun sán ký sinh trên người vào vào cơ thể qua đường tiêu hóa hay qua da cũng sẽ di chuyển vào ruột nguời để thải ra môi trường nhằm “nhân giống”
– Nếu loại giun sán ký sinh trên động vật khác khi “lỡ” đi vào người có thể đi lạc lên cơ quan khác nhưng tình huống này rất hiếm, sợ nhất là lên não, thường là lên da

3.Có nên xét nghiệm máu tìm xem có nhiễm giun sán không ?

– Đa số khi giun sán vào cơ thể người sau một thời gian cơ thể người tự thải ra nhưng xét nghiệm vẫn dương tính rất rất lâu , cho nên dù xét nghiệm dương nhưng trong người không có, không còn giun sán nào cả
– Xét nghiệm giun sán rất dễ nhầm vì nhiễm giun sán này đã hết lâu rồi nhưng lại xét ra giun sán khác, Nhiễm giun sán người nhưng xét nghiệm ra giun sán chó mèo sán lợn
– Chỉ bệnh nhân có dấu hiệu ký sinh trùng xuất hiện ở da (nổi sần, nổi cục trên da) , dấu hiệu ở não như co giật, hôn mê, yếu liệt chI… và bác sĩ điều trị nghi ngờ do ký sinh trùng “chạy nhầm đường” mới cho chỉ định xn
– Trẻ nhỏ hay người lớn không có triệu chứng gì thì xét nghiệm làm chi cho RỐI THÊM

4. Nếu nghi ngờ ăn phải gì đó mà có thể nhiễm giun sán thì cứ uống thuốc xồ giun: chả cần lo lắng gì

– Giun sán thông thường albendazol, mebendazol, pyrentel
– Nghi sán lợn thì dùng Prazirentel hay albendazol
– Xét nghiệm hay không thì cứ uống vì đâu có triệu chứng gì đâu mà lo
– Thuốc xổ giun bây giờ dễ tìm và rất hiền

NÓI CHUNG LÀ KHÔNG CẦN XN VÀ CỨ UỐNG XỔ GIUN CHO RỒI – VÀ CŨNG PHẢI XỔ GIUN CHO THÚ CƯNG
ĂN SẠCH UỐNG SẠCH RỬA TAY LUÔN LUÔN CÓ LỢI

Nguồn: Bs Truong Huu Khanh

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'