CẢNH BÁO DỊCH SÁN LỢN VÀ Các dấu hiệu đã nhiễm sán trên người. Thông thường khi mới nhiễm sán thì một số có biểu hiện các dấu hiệu như chán ăn, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhưng phần lớn lại diễn ra âm thầm, lặng lẽ với các triệu chứng mờ nhạt. Tuy nhiên khi ấu trùng gây bệnh heo gạo cho người thì các triệu chứng thể hiện tùy thuộc vào cơ quan chúng gây bệnh như:
Nội dung bài viết:
– Ở não:
Nếu ấu trùng sán định cư tại não thì chúng có thể gây ra tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu, động kinh cục bộ, suy giảm trí tuệ, yếu, liệt chi thậm chí có thể rối loạn tâm thần. Tất cả các triệu chứng trên ở mức độ nào còn tùy thuộc vào số lượng và vị trí định cư của ấu trùng sán trong não người.
– Ở mắt:
Ấu trùng có thể định cư tại hốc mắt, mí mắt, kết mạc mắt hoặc trong mắt chúng có thể gây ra những rối loạn thị gác và tùy vào vị trí của ấu trùng định cư ở mắt.
Ở trong tế bào cơ: ít có biểu hiện lâm sàng trừ khi với số lượng nhiều chúng có thể gây đau cơ và sau thời gian dài chúng sẽ bị vôi hóa ngay trong cơ, nơi chúng định cư.
– Ở dưới da:
Có thể thấy những nốt lổn nhổn có thể sờ thấy rõ, đôi khi chúng gây ngứa.
Để phòng bệnh không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống (nguy cơ bệnh ấu trùng sán lợn), không nuôi lợn thả rông.
Các loại sán lợn và cách phòng tránh
Sán dây lợn Taenia solium dài 4-8m, có khoảng 900 đốt ký sinh ở cơ và não lợn
Sán dây châu Á Taenia aisatica dài 3-4 m có khoảng 600 đốt ký sinh chủ yếu gan lợn
Trong đó , Taenia solium gây bệnh âú trùng sán lợn ở người do ăn phải trứng sán lợn( trong đốt sán ký sinh trong thịt chưa được nấu chín ) , do thức an trào ngược lên dạ dày và vỡ ra giải phóng trứng. Sau khí ăn phải ấu trùng sán dây 4-6 tháng ,sán dây trưởng thành phát triển trong ruột đến giai đoạn có đốt già chứa 50000-80000 trứng. Thường hay gặp bệnh nhân ở những vùng có tập tục ăn thịt sống, tiết canh lợn và nem chua
Khi bị nhiễm sán dây, sán dây ký sinh tại ruột , chiếm lấy thức ăn, khiến bệnh nhân kém hấp thu , rối loạn tiêu hoá ngoài ra các sản phầm chuyển hoá của sán dây gây độc thần kinh , tim mạch, khi quá nhiều có thể gây tắc ruột. Ấu trùng sán lợn ký sinh ở chân tay tạo thành u nhỏ dưới da, hoặc ở não gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng …nói chung tuỳ vào vị trí chúng ký sinh mà gây hậu quả nghiêm trọng.
Đa số có biêủ hiện lâm sàng rõ rệt khi nhiễm sán kèm theo đó là thấy đôt sán theo phân hoặc tự bò ra khỏi hậu môn , những đoạn nhỏ bẹt , trắng như sơ mít, đầu bằng. Xét nghiệm phân thấy trứng sán dây
Điều trị sán :
– Praziquantel 15-20 mg/1 kg cân nặng liều duy nhất hoặc niclosamide 2g cho người lớn
– Với ấu trùng sán : môt trong hai phac đồ : praziquatel 30mg /1 kg trong 15 ngày , làm 2-3 đợt mỗi đợt cach nhau 20 ngày hoặc albendazone 15mg/1 kg trong 30 ngày . 2-3 đợt mỗi đợt cách nhau 20 ngày.
PHÒNG TRÁNH :
Tránh ăn thịt lợn sống hoặc chế phẩm từ lợn sống, nêú thấy miếng thịt lợn sống khác thường tốt nhất bỏ, không nấu làm thức ăn
Đối với bệnh do sán dây trưởng thành:
Không ăn thịt lợn, gan lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín như nem, thính, nem chua, tré, thịt lợn tái, gan tái, thịt trâu, bò tái; kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, trâu bò và loại bỏ các con vật mang ấu trùng sán; quản lý phân tốt: luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không để lợn thả rông ăn phân người; tốt nhất không nuôi lợn thả rông.
Đối với bệnh ấu trùng sán lợn:
Không ăn rau sống, không uống nước lã; quản lý phân tốt, nhất là phân của những người nhiễm ấu trùng sán dây lợn T.solium; phát hiện và điều trị sớm những người mắc bệnh sán dây và xử lý những con sán được tẩy ra, đặc biệt sán dây lợn để ngăn ngừa mắc bệnh ấu trùng sán lợn theo cơ chế tự nhiễm.
NOTE : Tiện đây thông báo mọi người là tẩy giun cho bé ngay khi bé được 1 tuổi nhé ( không cần quan tâm nhà thuốc nói gì vì quy định bộ y tế và 6 tháng 1 lần tẩy đồng thời nhà). Dưới 1 tuổi thì là albendazone 200 mg hoặc ½ viên menbendazone 400mg một lần duy nhất tối sau ăn, với trẻ trên 2 tuổi người trưởng trưởng thành thì gấp đôi liều.