Nội dung bài viết:
NHỮNG ĐỨA TRẺ SMARTPHONE Thế kỷ 21
Một ngày đi làm về với bao mệt mỏi, căng thẳng, chỉ muốn ngã lưng xuống mà nghỉ ngơi. Thế nhưng, lũ trẻ ở nhà không cho cha mẹ chúng yên. Chúng sà vào lòng và hỏi một vạn con hỏi vì sao. Chúng mè nheo đòi bày trò với bố mẹ vì đã một ngày xa cách. Nhưng mệt mỏi cộng thêm bị làm phiền, bố mẹ xua xua tay và bảo chúng đi chỗ khác, tiện thể vứt cho cái điện thoại để tránh phiền hà.
Rồi có người dỗ con ăn, con không chịu ăn thì mở cái điện thoại lên mà nịnh nọt. Dần dà thành thói quen, có điện thoại thì ăn, không thì tuyệt thực xem bố mẹ có lo.
Với xã hội ngày nay, không quá khó để nhìn thấy cảnh tượng những đứa trẻ tay cầm điện thoại bấm lướt chuyên nghiệp, mắt đau đáu nhìn vào màn hình mà chẳng thèm đoái hoài đến mọi thứ xung quanh. Chúng mải mê, đắm chìm, lạc lối trong thế giới của những cảnh tượng mờ ảo. Và dần dà trở thành những con NGHIỆN trong thời đại công nghệ.
Với nhiều lý do để biện bạch cho bản thân mình mà nhiều cha mẹ đã thả con vào các thiết bị kỹ thuật số. Qua những đồ vật vô tri ấy mà con trẻ thấy được bao điều thú vị, thấy những màu sắc sặc sỡ, những thước phim hoạt hình vui nhộn, những trò chơi mê hoặc. Chúng thích thú, chúng cười thật vô tư – nụ cười mà bố mẹ chúng đã vô tình bỏ quên. Rồi ngày tháng dần trôi đi, liệu nụ cười ấy có mãi thuần khiết như ban đầu? Và hậu quả của những việc này rồi sẽ đi đến đâu …
CHÚNG TA ĐANG LÀM GÌ?
Càng lúc con trẻ càng có xu hướng tiếp xúc với thiết bị XEM quá sớm, thậm chí là bị phụ thuộc quá nhiều vào chúng.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong các buổi liên hoan, các bữa tiệc, sinh nhật, giỗ chạp, họp họ và gia đình… khi mỗi người một chiếc smartphone hay ipad rồi gạt, nhấn, lướt…
Các bé được đưa cho thiết bị điện tử để ngồi yên một chỗ cho khỏi chạy nhảy, ồn ào, quấy khóc…
Đưa con đi chơi thì chẳng ai cùng con trải nghiệm, cứ đưa cho cái điện thoại thế là đỡ quấy.
Ở nhà thì cho xem tivi từ sáng đến tối, không ai được xem gì vì trẻ nhỏ là “ưu tiên hàng đầu” nên ông bà, cha mẹ phải chiều theo cháu, hoạt hình nhạc thiếu nhi xem cả ngày.
Đến khi ăn cơm, miệng ngậm không nhai không nuốt, mẹ bón thì cứ ăn vô thức, còn tay cứ gạt với lướt, mắt dán chặn vào màn hình.
TÁC HẠI CỦA THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI TRẺ
Chậm phát triển ngôn ngữ
Trong 2 năm đầu đời trẻ cần được nghe, được khám phá, cảm nhận thế giới xung quanh thông qua ngũ quan: Thính giác, Thị giác, Xúc giác, Vị giác, Khứu giác để hoàn thiện 75% cấu trúc não.
Đặc biệt, con cần NGHE và CẢM NHẬN để nạp đủ vốn từ qua Thính giác, giúp con có thể nói trước mốc 2 tuổi.
Nếu trẻ xem quá sớm và nhiều, chỉ tập trung vào Thị giác mà ít được tác động qua 4 giác quan còn lại, thì chắc chắn là trẻ sẽ CHẬM NÓI và chậm phát triển ngôn ngữ.
Chậm phát triển trí tuệ
Đến 3 tuổi là não trẻ hoàn thiện xong 90% cấu trúc não bộ. Việc trẻ phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị điện tử sẽ làm trẻ cảm nhận qua 5 giác quan kém, từ đó gây nên chậm phát triển vỏ não, chậm phát triển trí tuệ.
Chậm phát triển tư duy
Tư duy của trẻ hoàn thiện 50% khi 5 tuổi. Nếu trước 5 tuổi mà trẻ xem quá nhiều, không được khai mở và kích thích đa giác quan, sẽ khiến não bộ của con chậm phát triển tư duy, bỏ lỡ thời kì cửa sổ hình thành và phát triển tư duy bùng nổ trước 5 tuổi.
Dễ bị trầm cảm
Trẻ phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị điện tử thường có thói quen nhốt mình ở trong phòng cả ngày, không thích ra ngoài, lười vận động, ăn uống thất thường, thức khuya, da xanh và yếu ớt.
Trẻ có khả năng dễ bị trầm cảm do sống ảo và khép kín, dễ nghĩ tới chuyện tự tử vì có thể đã bị nhập tâm hình ảnh chết chóc, tiêu cực trên mạng xã hội từ trước đó.
Khó kiểm soát bản thân
Trẻ xem quá nhiều dễ bị “nhồi sọ” những hình ảnh, thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.
Do đó ít được định hình thói quen tốt và bị thiếu tri thức, dễ bị nhập tâm bởi những điều tiêu cực, dễ bị sa đà và cám dỗ.
Khả năng giao tiếp kém
Giao tiếp kém là hệ lụy tất yếu của việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị điện tử. Trẻ sẽ hình thành thói quen rụt rè, có xu hướng không muốn giao tiếp thực tế với ai, ngại làm quen, gặp gỡ người khác…
Mất thông minh dinh dưỡng
Mải mê với thiết bị điện tử khiến trẻ ăn vô thức, không cảm nhận được đồ ăn.
Từ đó gây nên tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng hoặc ăn quá nhiều, ăn cả những thứ cơ thể không cần, khiến trẻ bị béo phì.
Biến thái về hình thể
Hình ảnh những đứa trẻ lưng hơi gù và đầu treo ra đằng trước, kèm theo mắt kính dày cộp, gương mặt kém tinh nhanh khá phổ biến hiện nay phần lớn là do tư thế ngồi xem quá nhiều gây nên.
Bị thu hút quá nhiều giờ vào thiết bị điện tử khiến trẻ càng ngày càng ốm yếu và “xấu” hơn ông bà, bố mẹ mình.
CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ?
Việc sử dụng smartphone là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích thú, vậy nên ngăn cấm hoàn toàn trẻ là điều khó khăn. Vì thế, cha mẹ cần nắm rõ các nguyên tắc sau: