Có nên đặt ống thông khí cho bé bị viêm tai giữa. Với những trẻ em bị viêm tai giữa phải đặt ống thì chi phí đặt ống thông khí viêm tai giữa, giá đặt ống thông khí tai hayđặt ống thông tai có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không là những câu mà các mẹ hay thắc mắc. Sau đó tới việc tháo ống thông nhĩ nữa.
Nội dung bài viết:
1. Tác Dụng Của Ống Thông Khí
Ống thông khí là mội ống rất nhỏ được đặt vào màng nhĩ trong trường hợp viêm tai ứ dịch hoặc viêm tai giữa kéo dài, với tác dụng chính là đảm bảo thông khí cho hòm nhĩ giúp điều trị bệnh lý trên.
Với viêm tai thanh dịch( OME)
-Với viêm tai thanh dịch việc đặt ống thông khí có tác dung:
+Lấy hết dịch ở tai giữa, cải thiện khả năng nghe
+ Ngăn ngừa và giảm tỷ lệ tái phát nhờ cung cấp thông khí tai giữa trong khi đợi chữa khỏi bênh mũi xoang ổn định.
-Chỉ định đặt ống khí:
+VTGTD liên tục kéo dài trên 3 tháng không đáp ứng với điều trị nội khoa
+ VTGTD tồn tại với thời gian tổng cộng hơn 6 tháng trong 1 năm
+VTGTD 2 bên có nghe kém mức độ hơn 25dB
+ VTGTD với màng nhĩ teo, có túi co kéo, co lõm, xẹp nhĩ.
Với viêm tai giữa cấp
– Với trường hợp viêm tai tái đi tái lại nhiều lần và viêm tai kém đáp ứng với kháng sinh.
Trong trường hợp này đặt ồng thống khi sẽ giúp cho:
+ Đảm bảo lấy hết chất dịch trong tai giữa( mủ, nhầy) được dẫn lưu dẩn ra ngoài tù đó tránh được nguy cơ biến chứng của ứ mủ lâu ngày( viêm xương chũm, viêm xương đá, viêm màng não, áo xe nào…)
+ Có ống thông khí cho phép đưa thuốc kháng sinh vào tai giữa một cách hiệu quả nhất
+ Ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát: ống thông khí giúp đảm bảo thông khí cho tai giữa ngay cả khi trẻ bị viêm mũi họng nên giảm tần suất mắc viêm tai giữa, nhưng với lần viêm nhiễm năng vẫn có nguy cơ bị viêm tai giữa nhưng khi đó mủ sẽ chảy luôn ra ngoài qua ống thông khí mà không ứ lại, và cũng giúp bố mẹ phát hiện sớm bênh của trẻ. khi điều trị viêm tai giữa có ống cũng dễ dàng hơn.
– Với các trường hợp viêm tai giữa có biến chứng: viêm xương chũm, viêm màng não, lệt mặt.. thì chỉ định đặt ống là bắt buộc nhằm dẫn lưu mủ và điều trị nguồn gốc bệnh.
2. Đặt Ống Thông Khí- các loại ống thông khí và giá cả
Loại ống thông khí:
Có hai nhóm chính: ống thường và ống chữ T
– Ống thường: áp dụng cho các chỉ định trên
Với đặc điểm:
+ Có nhiều loại hình dạng kích cữ khác nhau, tùy tình trang, kích thước màng nhĩ mà bác sĩ lựa chọn loại ống khác nhau.
+ Ống thường tồn tại trong màng nhĩ từ 6 tháng- 1 năm. Sau đó ống có thể bị đấy ra hoặc bác sĩ chỉ định rút ra sớm muộn tùy vào tình trạng mũi họng của trẻ.
– Với ống chữ T chỉ định trong trường hợp: viêm tai giữ xẹp nhĩ, túi co kéo..và VTGTD đã đẩy ống thường ra tái phát.
Loại ống chứ T có đặc điểm: lưu lại lâu trong màng nhĩ+ không tự đẩy ra được.
Phương pháp đặt:
Ống thông khí có thể đặt dưới gây mê úp mash hoặc có thể đơn giản hơn bằng phương pháp gây tê tại chỗ nhanh chóng bé không phải nhập viện và trải qua cuộc mê.
3. Chăm Sóc Sau Đặt Ống.
– Sau đặt ống thông khí do quá trình viêm trong tai giữa chưa khỏi ngay nên dịch có thể tiếp tục chảy ra. Vì vậy bé nên được đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để chăm sóc tiếp một vài ngày.
– Sau đó bé nên được đến theo dõi định kỳ 1-2 tháng/lần tùy vào tình trạng tai và mũi xoang.
Nguồn: Nhóm Bs TMH