Tìm hiểu về hồng cầu – các chỉ số có liên quan đến hồng cầu (phần 1)

Hồng cầu là một tế bào có trong hệ thống máu của cơ thể, có chức năng cực kỳ quan trọng là vận chuyển Oxy tới các mô đề nuôi cơ thể. Cùng trang bị cho mình những kiến thức sức khỏe về hồng cầu sau đây để hiểu rõ hơn về cơ thể của bạn.

hồng cầu

1, Hình dạng, cấu trúc của hồng cầu

Hồng cầu là những tế bào có hình đĩa. 2 mặt của hồng cầu bị lõm xuống ở trung tâm. Do đó bề dày ở trung phần tâm hồng cầu chỉ bằng 1 nửa so với phần ngoài rìa. Hình dạng này đặc biệt phù hợp với chức năng vận chuyển khí của hồng cầu bởi vì nó tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu lên tới 30% so với trường hợp hồng cầu có hình cầu. Đồng thời nó làm tăng tốc độ khuếch tán khí qua màng hồng cầu, giúp oxy đến các mô nhanh chóng hơn.

Hồng cầu còn có khả năng biến dạng dễ dàng khi đi qua các mạch máu hẹp mà không khiến cho bản thân bị vỡ.

Tế bào hồng cầu có một đặc điểm phân biệt rõ rệt nó với đa số các tế bào trong cơ thể. Đó là nó không có nhân. Nhân tế bào có nhiều chức năng, trong đó có tổng hợp một số enzym mới. Do vậy, hồng cầu không có khả năng tổng hợp lượng enzym mới này. Do đó nó trở nên già cỗi và bị phá hủy tại lách.

Ngoài ra trong hồng cầu còn có protein có tên là Hemoglobin, viết tắt là Hb, có chức năng gắn oxy, giúp vận chuyển oxy cùng hồng cầu tới các cơ quan trong cơ thể.

2, Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu thì hợp lý?

Trong tất cả các thành phần có trong máu, hồng cầu có số lượng lớn nhất (do đó máu có màu đỏ do oxy gắn Hb sẽ khiến hồng cầu có màu đỏ tươi.

Hồng cầu được sinh ra bởi tủy xương. Cơ chế sinh hồng cầu trong cơ thể có liên quan tới các hormon sinh dục. Testosteron thúc đẩy quá trình này, do đó nam giới có số lượng hồng cầu lớn hơn ở nữ. Ở nam trong 1 lít máu có khoảng trên 5.10^12 tế bào hồng cầu. Ở nữ thì con số này chỉ rơi vào khoảng 4,5.10^12 tế bào/1 lít máu.

Lượng hồng cầu trong cơ thể nếu không ở mức bình thường thì sẽ gây ra các tình trạng không tốt đối với cơ thể. Nếu bạn sống ở độ cao, lao động nặng kéo dài thì lượng hồng cầu trong máu có thể tăng lên so với mức bình thường. Tuy nhiên nếu bạn không có những điều kiện trên mà mức hồng cầu vẫn cao thì đó là do bạn đã mắc các bệnh nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim, mất nước,…

Tags:

Sponsored Links:

'
'