Hướng dẫn chuẩn đoán hen phế quản trẻ em

Hướng dẫn chuẩn đoán hen phế quản trẻ em. Chia sẻ tới các bạn cách chuẩn đoán và các dấu hiệu dễ nhận biết về hen phế quản ở trẻ em. Bệnh phổ biến ở nước ta. Khi phế quản bị nhiễm gió độc, gió lạnh xâm phậm vào tạng phế gây nên và khi gặp các yếu tố kích thích các phế quản này dễ bị co thắt lại.

Hen và khò khè

Trong thực hành lâm sàng chúng ta thường rất hay gặp các trẻ đến khám vì khò khè. Vậy những trẻ nào bị khò khè được chẩn đoán là hen? Một số đặc điểm sau cần phải lưu ý:

– Trẻ càng nhỏ thì càng có nhiều bệnh gây khò khè.

– Khò khè ở trẻ còn bú được chia làm hai loại chính:

+ Những trẻ khò khè tái phát thường xảy ra cùng với đợt nhiễm virus đường hô hấp nhưng không có biểu hiện thể tạng dị ứng hoặc không có tiền sử gia đình có người bị dị ứng. Những trẻ này thường tự hết khò khè khi trẻ lớn lên trước tuổi đi học và thường không phải là hen.

+ Những trẻ có khò khè tái phát và có cơ địa dị ứng như chàm hoặc nổi mày đay chẳng hạn thường không tự mất đi khi trẻ lớn lên thậm chí đến tuổi trưởng thành. Trẻ này hay bị viêm đường hô hấp từ nhỏ và sau này thường là hen.

– Trẻ nhỏ có khò khè tái phát nếu kèm theo các biểu hiện dị ứng khác và tiền sử gia đình có người bị hen thì thường có biểu hiện hen rõ rệt khi trẻ lên 6 tuổi.

– Điều trị bằng các thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản cho các trẻ khò khè tái phát thường có tác dụng hơn là điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng.

Chẩn đoán xác định bệnh hen phế quản trẻ em

Triệu chứng lâm sàng:

Cần phải nghĩ đến hen nếu trẻ có bất kỳ 1 trong các dấu hiệu và triệu chứng sau:

– Khò khè rõ nghe được bằng tai hoặc bằng ống nghe (tuy nhiên cũng cần lưu ý nếu nghe phổi bình thường cũng chưa thể loại trừ được hen).

– Tiền sử có một trong các dấu hiệu sau:

+ Ho, đặc biệt ho nhiều về đêm.

+ Khò khè tái phát nhiều lần.

+ Khó thở tái phát nhiều lần.

+ Nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần.

– Các triệu chứng trên thường xảy ra, nặng hơn về đêm và làm trẻ thức giấc hoặc khi:

+ Tiếp xúc với lông súc vật, tiếp xúc với bụi nhà, tiếp xúc với hoá chất.

+ Thay đổi thời tiết.

+ Uống thuốc (aspirin, thuốc chẹn beta).

+ Gắng sức, chạy nhảy đùa nghịch nhiều.

+ Tiếp xúc với dị nguyên hô hấp như phấn hoa.

+ Nhiễm virus đường hô hấp.

+ Hít phải khói các loại như khói thuốc lá, bếp than, củi, dầu v.v.

+ Rối loạn cảm xúc mạnh như quá xúc động, quá buồn, quá vui v.v.

– Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng như chàm, hoặc trong gia đình có người bị hen hoặc có các cơ địa dị ứng khác thì khả năng trẻ bị hen nhiều hơn.

Biểu hiện qua xét nghiệm

– Thay đổi chức năng hô hấp (FEV1 và FVC) hoặc

– Thay đổi PEF: Khi sử dụng peak flow meter để đo PEF cho trẻ thì cần nghĩ đến hen khi:

+ PEF tăng trên 15% sau 15-20 phút hít thuốc giãn phế quản kích thích β2 hoặc

+ PEF thay đổi hơn 20% giữa đo buổi sáng với buổi chiều cách nhau 12 giờ đối với bệnh nhân đang được dùng thuốc giãn phế quản hoặc trên 10% đối với bệnh nhân không đang dùng thuốc giãn phế quản.

+ PEF giảm hơn 15% sau 6 phút chạy hoặc gắng sức.

Cách điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em

Để đề phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em cha mẹ cần tránh hút thuốc trong khi mang thai, nên cho con bú mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Đặc biệt cha mẹ cần xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản và loại bỏ các dị nguyên gây kích ứng cơn hen ở trẻ.
Theo tân dược hiện nay có 2 loại thuốc chính trong điều trị hen phế quản ở trẻ em có tác dụng khác nhau là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Các dạng thuốc nên sử dụng ở dạng xịt khí dung, sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các dạng thuốc tiêm hay uống.

Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh dạng xịt khí dung: Đây là loại thuốc trẻ có thể sử dụng ngay khi bắt đầu có triệu chứng hen. Thuốc sẽ nhanh chóng làm giãn phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn. Đây là loại thuốc trẻ cần mang theo mọi lúc mọi nơi.

Thuốc dự phòng: Thuốc dự phòng có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường thở, giảm sưng và ngăn những kích ứng với tác nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng cần dùng thuốc này. Bác sỹ sẽ có những chỉ định trẻ có cần dùng thuốc dự phòng hay không và nên dùng loại nào tùy thuộc vào triệu chứng hen và lứa tuổi của trẻ.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'