Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ? Kẽm giúp bé ăn ngon hơn

Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ? Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của bé.

Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Vai trò của kẽm ?

✅ Kẽm có ích cho quá trình tổng hợp protein bằng cơ chế tạo ra enzyme. Do đó, bổ sung kẽm đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự phát triển xương, cơ bắp và trí não.

✅ Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống bệnh nhiễm khuẩn.

– Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác mất hẳn hoặc bớt nhạy cảm, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng…

✅ Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da.

Dấu hiệu bé thiếu kẽm

– Biếng ăn, chậm lớn, sụt cân
– Rối loạn giấc ngủ (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít…)
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp)
– Tổn thương da và niêm mạc, chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét),
– Viêm loét miệng & rêu lưỡi trắng
– Rụng tóc, móng tay xuất hiện các đốm trắng, móng dễ gãy

✅ 𝐂𝐚́𝐜 𝐦𝐞̣ 𝐡𝐚𝐲 𝐦𝐚̣̆𝐜 đ𝐢̣𝐧𝐡:

– Phát triển xương: bổ sung vitamin D & canxi

– Biếng ăn: bổ sung vitamin B & sắt

– Tiêu hóa kém (nhiễm trùng, tiêu chảy): bổ sung men vi sinh

❌ ĐÚNG nhưng chưa đủ các mẹ nhé. Kẽm tham gia & hỗ trợ cải thiện 03 vấn đề chính thường gặp mà Shop vừa nêu trên ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ.

 

Nguyên tắc khi bổ sung kẽm

1️⃣ Nên uống kẽm sau bữa ăn 30p. Dùng theo đợt tối thiểu từ 2-3 tháng

2️⃣ Nên kết hợp Kẽm + vitamin C: Mặc dù vitamin C và kẽm có thành phần, cấu tạo, chức năng riêng biệt nhưng khi được kết hợp với nhau sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hấp thu dưỡng chất từ đó giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng cường sức đề kháng, điều hòa các phản ứng oxi hóa khử, chống lại các gốc tự do.
Ngoài ra, vitamin A, B6, photpho cũng giúp tăng cường hấp thu kẽm

3️⃣ Không nên bổ sung Kẽm + Canxi cùng một thời điểm: Canxi làm tăng bài tiết kẽm gây giảm tỉ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể.

4️⃣ Không nên bổ sung Kẽm + Sắt cùng một thời điểm: Hấp thu kẽm có thể giảm khi hàm lượng sắt trên 25mg/ngày.

Nên bổ sung cách nhau ít nhất 2 tiếng & dùng kẽm trước vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

5️⃣ Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, sức đề kháng kém…mẹ nên bổ sung thêm kẽm cho con (Tổ chức Y tế thế giới – WHO đã đưa kẽm vào phác đồ điều trị tiêu chảy bên cạnh nước điện giải Oresol).

6️⃣ Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.

Sponsored Links:

'
'