Khi tìm hiểu thông tin để viết bài viết này, tôi thực sự đã không thể cầm lòng được khi thấy các em nhỏ không may mắc phải căn bệnh ung thư quái ác .Trong khi các bạn cùng trang lứa được cắp sách đến trường vui đùa cùng bạn bè, thì tuổi thơ các em lại gắn liền với bệnh viện, kim tiêm và những lần xạ trị đầy đau đớn. Điều đáng nói là nguyên nhân khiến các em bị bệnh chính là do môi trường, thức ăn, nguồn nước ô nhiễm và đau lòng hơn là vì cha mẹ các em do quá bận rộn lo làm ăn mà chểnh mảng, không sát sao đến sức khỏe của các em, để rồi khi các em có biểu hiện nặng thì bệnh cũng là vào giai đoạn muộn mất rồi.
Hãy cùng Isuckhoe tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác này và cách nhận biết cũng như phòng tránh chúng nhé:
Nội dung bài viết:
Các bệnh ung thư thường thấy ở trẻ em:
Tuy ung thư ở trẻ em thường rất hiếm xảy ra, nó vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh.
Các loại ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm:
- Ung thư máu:
Còn gọi là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu là một dạng ung thư ác tính.Nó x= xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến. Bạch cầu vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, vì thế bạch cầu sau đó thường ăn chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu.Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì thế người bệnh khi mắc bệnh sẽ bị thiếu máu đến chết. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất mà không tạo ra u.
- Ung thư não và khối u trong hệ thống thần kinh trung ương
Ung thư não là khái niệm chung để chỉ các khối u ác tính ở não chứa các tế bào ung thư. Chúng ảnh huởng đến các chức năng sống và gây nguy hiếm cho tính mạng. Các khối u này thường lớn lên nhanh và xâm lấn vào mô lân cận. Cũng giống như một loại cây, các khối u này có thể “mọc rễ” vào mô lành của não. Nếu khối u ác tính ở não là rán và không có rễ, đó là khối u có vỏ bọc. Khi có một khối u ở vùng điều hành chức năng sống của não và ánh huởng đến các chức năng này thì chúng cũng có thể được coi là khối u ác tính (mặc dù chúng không chứa tế bào ung thư.
- U hạch bạch huyết
Một dạng đặc biệt của bạch cầu, gọi là tế bào lympho, có vai trò quan trọng trong việc đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Những tế bào này tiếp xúc với nhiều chất khác nhau trong cơ thể trong khi xây dựng hệ miễn dịch. Các tế bào này tập trung để thanh lọc ở những khu vực nhất định gọi là hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết được tìm thấy ở khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là ở cổ, nách, háng, trên tim, xung quanh các mạch máu lớn trong bụng. Tế bào lympho cũng có thể nhóm lại với nhau trong lá lách, amidan và tuyến ức. Lymphoma là một loại ung thư phát triển từ tế bào lympho trong các khu vực này.
- Ung thư mô liên kết
Ung thư mô liên kết (sarcoma) là loại ung thư hiếm gặp phát triển trong các mô liên kết của cơ thể. Ung thư mô liên kết có hai loại chính: ung thư mô liên kết xương và ung thư mô liên kết của mô mềm.Ung thư mô liên kết xương (như bệnh ung thư mô liên kết xương Ewing – Ewing’s sarcoma), có thể phát triển ở tất cả các xương của cơ thể, và có thể phát triển ở cả những mô mềm gần xương.
Ung thư mô liên kết mô mềm có thể phát triển ở cơ, mỡ, mạch máu, hoặc bất kỳ các mô khác hỗ trợ, bao quanh và bảo vệ các cơ quan của cơ thể.
- U nguyên bào thần kinh
U nguyên bào thần kinh là bệnh lý đặc biệt hầu như xuất hiện sớm ở trẻ em. U được hình thành từ sự biệt hóa bất thường của các tế bào mầm lúc hình thành phôi thai và tạo lập cơ quan. Đây là u của hệ thần kinh giao cảm nên có thể gặp ở khắp nơi trong cơ thể, thường nhất là phát hiện được u trong ổ bụng hoặc tại tủy thượng thận.
- U nguyên bào thận
U Wilms (hay nephroblastoma – u nguyên bào thận) là một loại ung thư thận, chủ yếu gặp ở trẻ em. Đây là loại ung thư phổ biến nhất của hệ tiết niệu ở trẻ em. Khối u Wilms thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 3 đến 4 và ít phổ biến hơn sau 5 tuổi.
Hiện nay, đã có những bước tiến lớn trong việc chẩn đoán và điều trị u Wilms. Chính vì thế, tiên lượng cho trẻ em bị bệnh này ngày càng tốt, tỉ lệ điều trị khỏi bệnh cao.
- Ung thư xương
Ung thư xương là sự xuất hiện của một khối u ác tính trong xương, tuy nhiên không phải khối u nào cũng là ác tính. Những tế bào ung thư tăng trưởng, cạnh tranh với mô xương lành và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ung thư xương nguyên pháp cần phải phân biệt với ung thư ở vị trí khác di căn tới xương.
- U tế bào mầm tuyến sinh dục.
U tế bào mầm Extragonadal được tạo thành từ các tế bào lẽ ra phải nằm bên trong buồng trứng hoặc tinh hoàn (tuyến sinh dục). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của bào thai đôi khi chúng lại phát triển ngoài các tuyến sinh dục và hình thành nên các khối u. Những khối u này là rất hiếm, chúng có thể phát triển trong phổi, bụng, ngực, não.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ung thư:
Điều trước tiên cần khẳng định là tỷ lệ sống thêm trong việc chữa trị ung thư trẻ em là rất cao, trung bình trên 70 %, có những bệnh có tỉ lệ sống thêm tới 95 %. Cụ thể là đối với các bệnh như Bạch cầu lym mô cấp: 83,1%, Bệnh Hodgkin: 95.1%; U hệ thống thần kinh trung ương 65,4%; U nguyên bào võng mạc: 95.3, U nguyên bào thận: 83.6%; Các khối u tế bào mầm sinh dục ở trẻ trai là 98,9% và ở trẻ gái là 90,2%… Như vậy có thể nói việc chữa trị ung thư trẻ em có kết quả sống thêm rất khả quan nếu như phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị đúng đắn.
Sau đây là 15 dấu hiệu trẻ bị ung thư mà bố mẹ dễ dàng nhận thấy
CHẢY MÁU MŨI THƯỜNG XUYÊN
Hiệp hội Ung thư Philippine đã liệt kê dấu hiệu này vào danh sách các triệu chứng cấp tính bệnh bạch cầu ở trẻ em . ALL là một trong những hình thức phổ biến nhất của bệnh ung thư ở trẻ em. Đây là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến ở trẻ em.
NHIỄM TRÙNG LẶP ĐI LẶP LẠI
Định Kỳ nhiễm trùng là một dấu hiệu cảnh báo theo trích dẫn cảu Hiệp hội Ung thư Philippine. Tài liệu này cũng nói rằng các triệu chứng bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em có thể xuất hiện đột ngột, và nếu phát hiện sớm có thể điều trị bằng hóa trị.
HẠCH TO
Theo báo cáo năm 2010 cũng từ Hiệp hội Ung thư Philippine, các hạch bạch huyết phình to không đau, có thể là một dấu hiệu của Non-Hodgkin Lymphoma (Ung thư hạch). Thống kê cho thấy rằng khoản 40% các tế bào bạch huyết ở trẻ em xảy ra trong độ tuổi từ 10-14 tuổi.
BỊ GIẢM CÂN NẶNG KHÔNG NGUYÊN NHÂN CỤ THỂ
Đột ngột giảm cân nặng mà không có bất kỳ sự cố gắng hoặc không có bất kỳ thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Khi trẻ em bị mất rất nhiều trọng lượng một cách nhanh chóng, đó có thể là một dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn, bao gồm cả ung thư, theo tiến sĩ Belinda San Juan, MD, một bác sĩ y học hạt nhân từ Trung tâm Tim mạch Philippine.
KHÓ THỞ
Bác sỹ San Juan cũng nói rằng khó thở là một trong những dấu hiệu ung thư ở trẻ em mà bạn có thể không chú ý. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khó thở có thể là một dấu hiệu của bệnh bạch cầu ở trẻ em.
XUẤT HIỆN KHỐI U
Một dấu hiệu của bệnh ung thư là sự hiện diện của một khối u, thường ở vùng bụng hoặc tứ chi, tiến sĩ San Juan. Trong một tư vấn sức khoẻ do Trung tâm Quốc gia về Y tế, nói rằng một khối u bụng có thể là dấu hiệu của khối u Wilms, ung thư thận xảy ra ở trẻ nhỏ.
Tài liệu này cũng nói rằng một loạt các u ở chi có thể là dấu hiệu của Rhabdomyosarcoma, ung thư mô liên kết mềm phổ biến nhất ở trẻ em.
HÀNH VI THAY ĐỔI ĐỘT NGỘT
Chú ý nếu bạn nhận thấy rằng con có những hành xử bất thường, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy một cái gì đó là không đúng. Theo Hiệp hội Ung thư Nhi khoa tại Philippine, Inc (PSPO) đây có thể là một dấu hiệu của một khối u não, cùng với những thay đổi trong tính cách và kết quả học tập.
ĐAU ĐẦU
Nhức đầu, đặc biệt là vào buổi sáng, cũng có thể là một dấu hiệu của một khối u trong não, theo PSPO. Điều này thường được gây ra bởi một áp lực gia tăng trong hộp sọ được gây ra bởi khối lượng.
BUỒN NÔN/ ÓI
Ung thư có ảnh hưởng đến não bộ cũng có thể gây nôn mửa. Nếu con bạn thường xuyên buồn nôn, đó có thể là điều gì khác hơn chỉ vấn đề của dạ dày.
TẦM NHÌN GIẢM SÚT
Tầm nhìn của mắt trở nên mờ và kém hơn bình thường, mất thị giác là một chỉ số của khối u não. Nếu con của bạn đang có dấu hiệu khó khăn về tầm nhìn, đây là thời gian để tham khảo ý kiến một chuyên gia.
ĐỘNG KINH
Trong danh sách các dấu hiệu ung thư ở trẻ em thì động kinh là một trong những dấu hiệm nghiêm trọng, đặc biệt là những người không hề bị sốt gì mà động kinh. Đó cũng có thể là triệu chứng của một khối u não.
NHỨC XƯƠNG
Hội Ung thư Nhi khoa tại Philippine, cho biết thường xuyên đau nhức xương cũng được liệt vào danh sách chú ý các dấu hiệu ung thư ở trẻ em. Cụ thể hơn, đây có thể là dấu hiệu của neuroblastoma, một khối u ung thư mà thường xảy ra trong tuyến thượng thận.
SỨC KHỎE KÉM ĐI RÕ RỆT
Bác sĩ khoa nhi – Abigail Pia L. Suntay MD, DPPS từ Bệnh viện châu Á và Trung tâm Y tế kêu gọi các bậc cha mẹ khi thấy sức khỏe con yếu kém một cách đột ngột, hãy tìm ra nguyên nhân cụ thể. Các dấu hiệu có thể nhận biết khi không có khả năng di chuyển cánh tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.
BỊ CẢM SỐT THƯỜNG XUYÊN
Khi con sốt, hãy tìm ra nguyên nhân cụ thể, phải tật chú ý khi phát hiện ra các cơn sốt này nguyên nhân không phải bởi nhiễm trùng hay do virus.
Trong thực tế, sốt không rõ nguyên nhân có các triệu chứng được liệt kê có khả năng của của bệnh ung thư thận.
BỊ CHẢY MÁU
Sự hiện diện của máu trong nước tiểu là một nguyên nhân để báo động, vì đây cũng là một dấu hiệu của khối u Wilms. hãy đến trung tâm y tế kiểm tra nếu phát hiện ra bị chảy máu bất thường ở các bộ phận khác của cơ thể của trẻ.
Nguyên nhân gây ung thư ở trẻ:
Hầu hết các nguyên nhân gây ung thư trẻ em vẫn chưa được xác định. Khoảng 5% các ca ung thư của trẻ là do đột biến di truyền từ cha mẹ. Ví dụ, 25 đến 30% ca ung thư nguyên bào võng mạc – một bệnh ung thư của mắt chủ yếu ở trẻ em – được gây ra bởi một đột biến di truyền trong gen RB1. Các đột biến do hội chứng di truyền nào đó như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Beckwith-Wiedemann, hội chứng thiếu máu Fanconi, hội chứng Noonan và hội chứng von Hippel-Lindau cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư ở trẻ em.
Đột biến gen gây ung thư cũng có thể phát sinh trong quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Ví dụ, cứ 100 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ có gen bất thường gây tăng nguy cơ ung thư máu . Tuy vậy, chỉ có một trẻ trong 8000 trẻ có gen bất thường như trên mới thực sự mắc bệnh ung thư máu.
Trẻ em mắc hội chứng Down do dư nhiễm sắc thể 21 có nguy cơ phát triển ung thư máu cao hơn 10 đến 20 lần so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhi bị ung thư máu do bị Down chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Phần lớn ca ung thư ở trẻ cũng như ở người lớn, được cho là kết quả của đột biến gen dẫn đến tế bào phát triển không bình thường và tạo thành khối u ác tính. Đối với ung thư ở người lớn, đột biến này là do các tác nhân bên ngoài như khói thuốc lá, sợi thủy tinh amiăng (dùng cách âm, cách nhiệt) và tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngoại tác gây ung thư ở trẻ nhỏ rất khó xác định, một phần do ung thư không phổ biến ở trẻ em, một phần là vì rất khó kết luận bệnh nhi ung thư đã tiếp xúc với những tác nhân nào.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm phóng xạ có thể làm tổn thương ADN dẫn đến ung thư máu và các loại ung thư khác ở trẻ em. Nạn nhân phơi nhiễm từ rò rỉ phóng xạ hoặc nổ nhà máy điện hạt nhân, cả người lớn lẫn trẻ em, đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng cao.
Trẻ nhỏ có mẹ từng thực hiện chụp x-quang hoặc chụp CT trong lúc mang thai, tức là đứa trẻ đã có tiếp xúc phóng xạ trước khi ra đời, cũng có nguy cơ cao mắc vài loại ung thư.
Những nghiên cứu về các tác nhân môi trường không đưa ra kết luận tổng quát nào. Những tác nhân này bao gồm, có bố mẹ phơi nhiễm chất gây ung thư, thuốc trừ sâu, tiếp xúc sớm với trung gian truyền nhiễm và sống gần nhà máy điện hạt nhân. Như vậy, câu hỏi liệu nguy cơ ung thư ở trẻ có tăng hay không nếu bố mẹ từng điều trị ung thư vẫn chưa được làm rõ.
Cách phòng chống ung thư cho trẻ:
Chỉ có 5% nguyên nhân gây ra ung thư ở trẻ là do di truyền từ bố mẹ, điều đó cho thấy rằng các tác nhân môi trường sống, nguồn thức ăn cho trẻ là nguyên nhân chính gây nên đột biến gen( ung thư) ở trẻ. Sau đây là các cách để hạn chế đến mức thấp nhất những tác nhân gây hại đó:
Tránh xa khói thuốc
Việc đầu tiên cha mẹ có thể làm để bảo vệ sức khỏe của trẻ là không hút thuốc lá và không cho phép bất cứ ai hút thuốc đến gần con em mình. Thực tế, có 4/5 bệnh ung thư có nguyên nhân do thuốc lá, các chất độc trong khói thuốc tác động tới DNA của các tế bào, làm tăng nguy cơ mắc 14 loại ung thư khác nhau như phổi, bệnh bạch cầu, vòm họng, gan, thận … Nói cách khác, khói thuốc làm tăng nguy cơ ung thư tới 25%.
Khói ở cuối mỗi điếu thuốc còn nguy hiểm hơn bởi nó có gấp 3 lần carbon monoxide (chất độc hại cho tim, phổi và mạch máu), 10 lần chất nitrosamine và hàng trăm lần khói amoniac. Nếu bạn hút thuốc, nguy cơ con của bạn trở thành một người nghiện thuốc tăng gấp 25 lần. Đây chính là lý do bạn nên bỏ thuốc nếu muốn đem lại sức khỏe tốt nhất cho một đứa trẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, trái cây và rau quả là biện pháp tốt nhất để phòng tránh ung thư. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thịt chế biến, thịt đỏ nhiều muối. Khi ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ các hóa chất độc hại, ngăn ngừa và sửa chữa các tổn thương của DNA, ngăn chặn sự tích tụ của các hóa chất gây ung thư. Các nhà khoa học đã chứng minh chế ăn uống không khoa học có liên quan tới các bệnh như ung thư vú, miệng, thực quản ….
Thừa cân béo phì
Đây là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú, thực quản, ruột, ung thư gan, thận, tuyến tụy và ung thư tử cung…. Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối, khỏe mạnh làm giảm khả năng các mô mỡ tác động đến sự tăng trưởng của các tế bào, giảm nguy cơ ung thư. Do vậy béo phì thường liên quan tới ung thư.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất
Các loại hóa chất, thuốc trừ sâu là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư trẻ em. Theo một nghiên cứu, nếu trẻ con sớm tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ ung thư máu lên 47%. Cha mẹ hoặc người lớn cần mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất này, tránh mang những hóa chất này về nhà có trẻ em. Những hóa chất cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của trẻ là asen, benzen, amiăng …. Đây là những hóa chất dùng trong công nghiệp, thường thấy xuất hiện trong những đồ dùng trong nhà như các loại chất tẩy rửa, sơn …. Nên cách ly trẻ với những hóa chất độc hại này.
Các bệnh nhiễm trùng
Những loại bệnh nhiễm trùng như viêm gan b, viêm gan C nếu cha mẹ mắc phải, cần phải tiêm phòng đầy đủ cho trẻ ngay từ lúc mới sinh bởi nếu không nguy cơ những đứa trẻ có nguy cơ mắc ung thư gan sau này.
Theo thống kê, virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, hiện đã có vaccin phòng ngừa, trẻ em gái nên được tiêm vaccin phòng bệnh khi 11-12 tuổi. Theo Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), vaccin HPV đã giảm 2/3 nguy cơ nhiễm HPV ở trẻ vị thành niên.
Tóm lại: Ở Việt Nam việc chữa trị ung thư trẻ em cũng đạt tỷ lệ như trên thế giới, do kỹ thuật và trang thiết bị được nâng cấp, đặc biệt là các tiến bộ y khoa trên thế giới cũng được cập nhật liên tục.
Tuy nhiên việc chữa trị ung thư trẻ em ở Việt Nam cũng gặp một số khó khăn đó là có 2/3 trường hợp trẻ mắc bệnh ung thư đến các cơ sở BV để chẩn đoán và điều trị với giai đoạn trễ, suy yếu nhiều. Vì vậy việc điều trị khó khăn, ít kết quả, tốn kém. Hiện nay, chỉ mới có Hà Nội và TP HCM có chuyên khoa Ung Bướu nhi, vì vậy vấn đề chú ý phát hiện bệnh sớm ở tuyến cơ sở là cần thiết. Là những người thân yêu luôn bên cạnh bé, các bậc phụ huynh hãy liên tục cập nhật kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho con và cả gia đình nhé!