Bệnh rôm sảy, cách phòng chống bệnh rôm sảy

Đây là bài viết 229 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Bệnh rôm sảy là gì? Cách phòng chống bệnh rôm sảy hiệu quả ở lưng, có bao gồm thuốc bôi rôm sảy cho người lớn đi kèm hình ảnh rôm sảy. Làm sao khi bị nổi rôm sảy ở người lớn và cách trị rôm ngứa cho người lớn cũng như phòng bệnh, các loại rôm sảy , rôm sảy kết tinh…

Bài viết của isuckhoe sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Bệnh rôm sảy, cách phòng chống bệnh rôm sảy
Bệnh rôm sảy, cách phòng chống bệnh rôm sảy

Bệnh rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay rôm, sảy, nổi sảy là chứng bệnh về da thường khi thời tiết nóng bức. Có triệu chứng là nổi nhiều đốm đỏ li ti gây ngứa mạnh ở các vùng ra nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ.

Các loại rôm sảy

Rôm sảy có nhiều dạng khác nhau như rôm sảy kết tinh (thường gặp ở người lớn mới di chuyển từ vùng mát sang vùng nóng), rôm sảy đỏ và rôm sảy sâu (xảy ra chủ yếu ở những người lớn đã bị nhiều đợt rôm sảy đỏ

Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ nhỏ và người lớn

Có hai nguyên nhân chính

  • Thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy).
  • Thời tiết nóng bức thường gây tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ gây ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, các ống này bị bụi hay chất cặn bã bịt kín gây nổi các nốt viêm.

Cách trị rôm sảy cho người lớn

Để giảm tình trạng ngứa do rôm sảy, bạn cũng có thể dùng dung dịch calamine hay uống vitamin C. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc có những đặc điểm riêng bạn cần chú ý để dùng cho đúng liều lượng và cách sử dụng. Chẳng hạn khi dùng dung dịch calamine, cần lắc kỹ trước khi dùng, sau đó thấm ướt dung dịch vào bông gạc rồi thoa vào vùng da bị bệnh, để thuốc tự khô trên da. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý, loại thuốc này chỉ được bôi ngoài da, không được nuốt và không làm dính vào mắt hoặc niêm mạc như bên trong miệng, mũi, bộ phận sinh dục hoặc khu vực hậu môn.

Cách trị rôm sảy cho trẻ em

Cách trị rôm sảy cho trẻ em: 
Cách trị rôm sảy cho trẻ em

Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi trẻ em chớm bị rôm sảy, không nên dùng thuốc bôi rôm có thành phần Corticoid nặng, vì khi dùng bôi cho trẻ có thể gây biến chứng, nếu sử dụng bôi kéo dài có thể gây nhiễm trùng, giãn mạch, kích ứng da…

Vì thế, cách tốt nhất là dùng những thành phần tự nhiên. Trong tự nhiên có nhiều loại lá có tác dụng làm mát, cải thiện tình trạng rôm sẩy ở trẻ như: Trà xanh, sài đất, mướp đắng, lá khế… bố mẹ có thể dùng để nấu nước tắm cho con khi con chớm bị rôm.

Tuy nhiên cần lưu ý, nếu mua các loại lá này ở chợ thì nên ngâm với nước muối cho thật sạch để đảm bảo không còn tồn dư các loại hóa chất bảo quản trước khi đun tắm cho trẻ. Tương tự, việc vắt chanh vào nước tắm cho trẻ cũng là một phương pháp được nhiều người hay dùng.

Và lưu ý:  Các chuyên gia khuyến cáo, trường hợp trẻ bị rôm sẩy kéo dài từ 7 đến 10 ngày trở lên, lan rộng toàn thân hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: Da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh… bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh để lại biến chứng.

Cách phòng bệnh rôm sảy

  • Ở những nơi thoáng gió
  • Tránh tụ tập ở nơi đông người trong thời tiết oi bức
  • Mặc các loại quần áo làm từ vải cotton rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Uống đủ nước và tăng cường các loại đồ uống, trái cây tươi giàu Vitamin C, để tăng sức đề kháng, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.

Lưu ý khi trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian

Nhưng ở trẻ có làn da nhạy cảm hoặc có tiền căn dị ứng thì bất cứ thứ gì tiếp xúc với da trẻ cũng nên thử trước, nếu như vài giờ sau khi thử trước ở một vùng cánh tay không thấy dị ứng, nổi đỏ thì các mẹ có thể sử dụng cho trẻ. Cùng với đó các mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Các mẹ cần phải xác định được trẻ thuộc loại da gì, có nên tắm lá hay không để có thể lựa chọn được loại lá phù hợp để tắm.
  • Dù dùng bất kỳ loại lá nào để tắm cho trẻ cha mẹ cũng phải đảm bảo phải ngâm rửa nước muối hoặc thuốc tím thật sạch trước khi xay, giã hoặc đun nấu. Bởi các loại lá này chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể là thuốc trừ sâu trên mặt lá. Hơn thế nữa, một số loại lá còn có lông tơ, có thể gây kích ứng da của trẻ.

Lưu ý khi trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian

  • Cần tắm cho trẻ bằng sữa tắm chuyên dụng trước vì các loại lá này không thể hòa tan chất nhờn trên da, chúng chỉ có thể làm mát hoặc cung cấm kháng sinh tự nhiên.
  • Sau khi tắm xong,cha mẹ nên tráng lại bằng nước ấm cho con để rửa trôi lượng bột của lá có thể còn đọng lại trên da trẻ, gây nhiễm khuẩn.
  • Không thêm quá nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm của con, điều này có thể làm trẻ bị xót, dễ làm kích ứng da của con hơn. Cũng không được đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da con, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng da.
  • Không tắm nước lá cho trẻ khi da con có dấu hiệu bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng. Bởi khi da đã trong tình trạng này thì da đã mất lớp màng bảo vệ, việc tắm lá dù đã qua đun nấu vẫn có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng, nhiễm trùng tăng lên và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh rôm sảy là gì?

Sponsored Links:

Trả lời

'
'