Phòng ngừa đau thắt lưng đơn giản, hiệu quả

Đây là bài viết 267 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Các cơn đau lưng khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt, góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác.

Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Phòng ngừa nhức thắt lưng đơn giản, hiệu quả
Phòng ngừa nhức thắt lưng đơn giản, hiệu quả

Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Đau lưng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý cột sống như:

Thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng thường xuất hiện ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Khi cột sống bị thoái hóa, người bệnh thường bị đau vùng lưng dưới liên tục. Cơn đau tăng khi bạn cúi người, vặn mình hay nâng vác vật nặng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường, có thể chèn ép lên các rễ thần kinh, gây tê bì và đau nhức. Tình trạng này có thể là kết quả của chấn thương hay do đĩa đệm đã bị thoái hoá, có khả năng xảy ra ở bất cứ vị trí nào của cột sống, nhưng thường nhất là ở cột sống thắt lưng. Cơn đau thường lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa).

Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?
Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên tủy sống hay các rễ thần kinh. Nguyên nhân là do gai xương cột sống phát triển, thoái hóa dây chằng khiến dây chằng dày lên và làm hẹp lòng ống sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cột sống… Người bệnh thường bị đau tại vùng thắt lưng, đau lan tới chân.

Căng cơ hoặc dây chằng

Thường xuyên nâng vật nặng hoặc cử động chuyển hướng bất ngờ có thể làm căng hệ thống cơ cạnh sống và dây chằng cột sống.  Một số trường hợp người bệnh có thể chất kém, tình trạng căng thẳng liên tục ở vùng lưng rất dễ gây ra những cơn đau co thắt lưng.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng xảy ra phổ biến ở nữ giới sau mãn kinh hay người bệnh sử dụng corticoid kéo dài. Bệnh thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Các đốt sống thắt lưng có thể bị gãy xẹp do loãng xương, gây đau nhức cho người bệnh.

Gai cột sống

Tình trạng gai cột sống thường gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ. Vì các gai xương đã chèn ép lên dây thần kinh. Trường hợp nghiệm trọng có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động ở các vùng bị ảnh hưởng.

Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Các cơn đau thần kinh tọa có thể xuất hiện do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Cảm giác đau diễn ra từ từ hay đột ngột với tính chất âm ỉ hay dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn giao cảm, đại tiện không kiểm soát, mất khả năng vận động ở vùng bị ảnh hưởng.

Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa

Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Tình trạng này làm mất tính bền vững và ổn định của cột sống, có thể xuất hiện ở một hay nhiều vị trí. Trong đó, đau thắt lưng và cứng khớp là những triệu chứng thường gặp nhất. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là thoái hóa đĩa đệm, gãy xẹp các đốt sống. Người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng lưng hoặc tê chân.

Khi nào nên đi khám?

Để xác định rõ đau lưng là biểu hiện của bệnh gì, tốt nhất người bệnh nên đi khám chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống. Đặc biệt đối với những trường hợp đau vùng thắt lưng dữ dội, lan xuống các bộ phận khác dẫn đến tê chân hoặc mất kiểm soát tiểu tiện cần đi khám ngay.

Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số chẩn đoán chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh:

  • Chụp X-quang phát hiện các dấu hiệu của viêm khớp hoặc gãy xương, 
  • Chụp MRI hoặc CT giúp chẩn đoán các vấn đề ở đĩa đệm, đốt sống, mô, gân, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, cơ và xương, đặc biệt phát hiện khối u xương hoặc gãy xương nén do loãng xương.
  • Điện cơ hoặc EMG phát hiện sự chèn ép dây thần kinh (nếu có) do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống.
Khi nào nên đi khám?
Khi nào nên đi khám?

Lưu ý, nếu chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị, cơn đau lưng sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn, có thể kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: tê bì hoặc yếu liệt hai chân, mất khả năng vận động, thậm chí là mất kiểm soát tiểu tiện (do dây thần kinh bị chèn ép nặng). Khi đó, quá trình điều trị càng phức tạp, chi phí điều trị cao và có thể trở thành gánh nặng cho người bệnh và gia đình.

Phương pháp điều trị đau thắt lưng

  • Khi nâng vác vật nặng cần dang rộng 2 chân; ngồi xổm xuống, lưng luôn giữ thẳng (tránh cúi gập) rồi dùng tay đặt đồ vật sát bụng đồng thời căng cơ bụng, sau đó từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên. Trong suốt quá trình nâng, bạn lưu ý giữ lưng luôn thẳng, dùng sức đôi chân và cánh tay để nâng vật, tránh dùng sức vùng lưng vì dễ làm tổn thương cột sống.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc quá sức, căng thẳng hay stress liên tục.
  • Người làm văn phòng nên chọn ghế có chiều cao phù hợp, đảm bảo hai chân thoải mái chạm sàn. Sau 1 – 2 giờ nên đứng lên vận động, thực hiện một số động tác xoay người nhẹ nhàng để thư giãn cột sống.
  • Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục thể thao.
  • Kiểm soát tốt cân nặng; tránh tình trạng thừa cân, béo phì vì sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi, magie, kali trong các bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, bạn cần uống đủ nước để tránh những cơn đau co thắt và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau vận động.
  • Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm nhận biết dấu hiệu bệnh, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Sponsored Links:

'
'