Nguyên tắc hít thở trong khi tập yoga. Cách hít thở đúng

Nguyên tắc hít thở trong khi tập yoga. Cách hít thở trong yoga đóng vai trò quan trọng bởi “điều kiện cần” để yoga đem lại lợi ích là bạn phải tập đúng tư thế và thở đúng nhịp. Hít thở đúng giúp bạn giữ tập trung khi tập luyện, điều hòa cơ thể, giảm căng thẳng và ổn định tâm trí. Đừng để việc tập yoga trở nên vô nghĩa chỉ vì bạn không làm chủ được hơi thở của mình. Cách hít thở trong yoga luôn có những quy định riêng và chỉ khi bạn thở đúng, bộ môn này mới phát huy hết tác dụng của nó. Nói rất dễ, làm cũng không quá khó nếu bạn kiên trì. Cùng tìm hiểu và tập thở đúng ngay thôi nào!
Nguyên tắc hít thở trong khi tập yoga
Nguyên tắc hít thở trong khi tập yoga

Hít bằng mũi – Thở bằng mũi

Việc hít bằng mũi, thở bằng mũi giúp chúng ta phòng tránh nhiều bệnh về đường hô hấp, đặc biệt sẽ giảm thiểu được chứng ho, viêm họng về mùa đông.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hành, nếu bạn cảm thấy đuối sức thì cách thức lấy lại năng lượng nhanh nhất chính là hít mũi -thở miệng (thở mạnh phát ra tiếng).

Hít phình bụng – Thở xẹp bụng – Cách thở bằng bụng

Khi bạn hít vào, bụng sẽ từ từ phình căng lên như khi ta bơm một quả bóng, cơ hoành tự động hạ xuống. Khi bạn thở ra, bụng bạn sẽ chầm chậm xẹp lại như hình ảnh quả bóng bị xì hơi, cơ hoành lúc này tự động nâng lên.
Chính việc tự động lên, xuống đều đặn của cơ hoành mà người ta đã ví von cơ hoành của chúng ta giống như một cái piston, giúp massage các cơ quan nội tạng.

Cách thực hiện

Siết cơ

Muốn đẩy sạch thán khí ra ngoài, bạn cần siết cơ bụng, cơ hậu môn và rút cơ âm.
Việc siết cơ hậu môn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại, đặc biệt với những phụ nữ mắc trĩ ngoại do sinh thường.
Còn rút cơ âm, ai hít thở chuẩn, kiên trì tập luyện hàng ngày, sẽ giúp âm đạo cực kỳ se khít. Từ đó mới thấy, chỉ cần bạn biết hít-thở bụng đúng cách thôi, đã đủ giảm mỡ bụng rồi.

Dồn toàn bộ hơi hít vào xuống ổ bụng

Khi bạn hít vào, toàn bộ khí oxi sẽ dồn xuống bụng rồi mới lên ngực, lên hai vai chứ không vào ngực ngay lúc đầu.
Nếu bạn hít vào ngực luôn thì hơi cực ngắn, chỉ sử dụng 1/3 thể tích phổi (phần trên và phần giữa), phần đáy phổi khi đó không hề có sự trao đổi khí.
Chính vì hít thở ngực không đủ dưỡng khí để nuôi cơ thể nên người tập thường hay có biểu hiện bị hụt hơi.
Nếu bạn hít-thở bụng thì hơi thường rất dài, bạn không chỉ sử dụng cơ ngực, cơ hoành như khi hít-thở ngực nữa mà còn sử dụng cả cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu cho quá trình hít-thở.

Lưu ý với người mới tập

Với những người mới tập, chỉ cần hít vào, đẩy được hơi xuống bụng là tuyệt rồi, những người tập lâu năm, làm chủ được hơi thở, sau khi đẩy hơi xuống bụng thì hít thêm để đưa khí oxi lên ngực, lên hai vai rồi mới chầm chậm thở ra.
Kỳ thực, hít-thở bụng trong Yoga chính là cách hít-thở bẩm sinh của tôi và các bạn.
Từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, tạo hoá đã ban cho cách hít-thở tuyệt vời chuẩn Yoga.
Nếu bạn chịu khó quan sát các bé sơ sinh, bạn sẽ thấy rõ ràng là bé nào cũng hít-thở bụng, bụng các bé cứ phập phồng lên-xuống thật đáng yêu làm sao.
Thế rồi khi chúng ta dần lớn lên và trưởng thành, cùng với bao lo toan, muộn phiền, hỉ-nộ-ái-ố khiến chúng ta chưa kịp hít vào thì đã thở ra mất rồi. Do vậy, hơi thở thường rất ngắn và chỉ vào ngực thôi.

Hít sâu thở chậm – Tập thở đúng cách

Hít thật sâu và thở thật chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Không hề có quy định nào về việc thời gian hít vào và thời gian thở ra bao lâu là lý tưởng.
Thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa, tình trạng sức khoẻ và sự khổ luyện của người tập.
Chỉ biết rằng, thời gian bạn hít khí oxi vào trong cơ thể, giúp làm mới cơ thể càng lâu càng tốt và thời gian bạn thở ra nhằm đào thải độc tố trong cơ thể ra bên ngoài càng dài càng tốt.

Hơi thở nhẹ và êm

Hơi thở của bạn cần nhẹ và êm. Khi bạn hít vào, chỉ mình bạn biết bạn đang hít vào. Khi bạn thở ra, cũng chỉ mình bạn biết bạn đang thở ra.
Trong thực tế giảng dạy, mình phát hiện ra, nếu ai đó phát ra tiếng hít-thở mạnh hoặc khò khè như người bị tắc mũi, người ngồi bên cạnh nghe rõ mồn một, thì người đó có khả năng đang mắc viêm xoang hoặc một trong những chứng bệnh hô hấp nào đó.

Sponsored Links:

'
'