Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt

Đây là bài viết 255 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào trong tuổi sinh sản. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Cùng isuckhoe tìm hiểu về rối loạn kinh nguyệt qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt? Khi nào cần khám bác sĩ.
Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt? Khi nào cần khám bác sĩ.

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay

Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên ở một số người chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150ml.

  • Về chu kỳ kinh: Vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hoặc ngắn dưới 21 ngày (kinh mau), thậm chí có thể không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).
  • Về số ngày hành kinh: Số ngày hành kinh ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn bình thường lên đến trên 7 ngày.
  • Về lượng máu: Trung bình lượng máu mất đi ở mỗi kỳ hành kinh là 50 – 150ml, khi bị rối loạn kinh nguyệt, lượng máu mất có thể sẽ ít dưới 5ml hoặc nhiều trên 150ml hoặc rong kinh, cường kinh, máu chảy ồ ạt.
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay
  • Về màu kinh: Nếu bình thường máu sẽ có màu đỏ sẫm, mùi hơi tanh, không đông. Nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc có màu lạ (đỏ tươi, hồng nhạt, thâm đen, nâu) thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
  • Về triệu chứng đi kèm: bạn có thể gặp các triệu chứng khác như thống kinh nghiêm trọng, đau bụng dưới khi hành kinh (cơn đau xuyên qua cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng), đau tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, sinh hoạt và lao động thường ngày bị ảnh hưởng,…

Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

  • Mang thai hoặc cho con bú: Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng;
  • Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn, giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này có tình trạng kinh nguyệt không đều và có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm;
Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt?
Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt?
  • Suy buồng trứng sớm: Suy buồng trứng sớm là chỉ tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm;
  • Bệnh viêm vùng chậu: Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều;
  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt về cơ bản là tình trạng không quá nguy hiểm và có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới tâm lý đồng thời làm suy giảm khả năng thụ thai của người bệnh. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể dẫn tới một số hệ quả như sau:

  • Gây thiếu máu: Tình trạng này có thể khiến người bệnh gây thiếu máu trong thời gian dài. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu,…
  • Tăng nguy cơ vô sinh: Sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt khiến chị em khó xác định ngày rụng trứng để thụ thai. Nếu không được giải quyết sớm có thể dẫn tới vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt khiến vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, dễ nhiễm khuẩn và có thể dẫn tới một số bệnh như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung,… Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến một số tình trạng như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng,…
  • Ảnh hưởng quan hệ vợ chồng: Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau bụng dữ dội, nếu người bệnh ở độ tuổi mãn kinh có thể khiến đời sống chăn gối của vợ chồng trục trặc, không hòa hợp.

Các dấu hiệu cần khám bác sĩ

Khi gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu gợi ý các bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt sau đây:

  • Đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Máu kinh ra nhiều hơn bình thường, xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt.
  • Xuất hiện cục máu đông trong máu kinh.
  • Thời gian giữa hai chu kỳ kinh nguyệt quá dài (lớn hơn 35 ngày) hoặc quá ngắn (nhỏ hơn 21 ngày).
  • Không xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian lớn hơn 3 tháng.

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Khi có dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, tìm nguyên nhân và giúp đưa ra phương án điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt phù hợp. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và giúp đưa ra phương án điều trị

Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và giúp đưa ra phương án điều trị Với nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt không phải do bệnh lý, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị và theo dõi tại nhà kết hợp với:

  • Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động, làm việc, hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Giữ cho tâm lý luôn thoải mái, nghĩ đến những điều vui vẻ,trò chuyện với bạn bè nhiều hơn, hạn chế tối đa căng thẳng.
  • Sử dụng thuốc tránh thai để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
  • Với nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý, bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị phù hợp, có thể uống thuốc để giảm triệu chứng hoặc phẫu thuật để điều trị.

Trên đây là những kiến thức về dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, nguyên nhân và cách điều trị. Thông tin đã cung cấp mang tính chất tham khảo, không có tính chất chỉ định, khi bị rối loạn kinh nguyệt chị em nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và nhận chỉ định điều trị phù hợp.

Chi phí khám rối loạn kinh nguyệt

Khám phụ khoa chi phí bao nhiêu còn tùy thuộc vào rất nhiều các yếu tố liên quan trực tiếp đến quá trình thăm khám. Cụ thể các yếu tố đó là:

Chất lượng bệnh viện, phòng khám

Đây là yếu tố đầu tiên hết sức quan trọng khi bạn đi khám phụ khoa. Bạn cần chọn cơ sở y tế có uy tín đảm bảo việc kiểm tra mang lại kết quả tốt nhất. Các bệnh viện, phòng khám có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ cùng nhân viên y tế có chuyên môn và kinh nghiệm cao thường sẽ có chi phí cao hơn.

Các danh mục khám, xét nghiệm

Tại hầu hết các bệnh viện, cơ sở khám phụ khoa đều có các gói khám tổng quát. Khám theo gói tổng quát sẽ có chi phí khám cao hơn so với khám chọn lựa các hạng mục đơn lẻ. Nếu không thật cần thiết, bạn cũng có thể lựa chọn các mục khám phù hợp để tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, nếu bác sĩ phát hiện ra các bất thường trong quá trình khám, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết để làm rõ bệnh lý mắc phải. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo có thể đưa ra kết quả chính xác hơn. Đây cũng là một trong các yếu tố quyết định tới chi phí khám phụ khoa.

Tình trạng bệnh

Sau khi tiến hành khám phụ khoa, thông qua kết quả, khách hàng sẽ được chẩn đoán các bệnh phụ khoa nếu có. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi đó, tiền thuốc men, điều trị cũng sẽ góp phần tăng thêm chi phí phải trả của người bệnh.

Để đảm bảo chất lượng cũng như chi phí, bạn cần tìm hiểu thêm các nơi khám và trị bệnh uy tín nhé.

Phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào?

Để phòng ngừa hiện tượng kinh nguyệt rối loạn, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thể dục thể thao điều độ.
  • Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ ngon, đủ giấc.
  • Tránh tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày hành kinh. Cần thay băng vệ sinh sau mỗi 4-6 giờ để tránh gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai hoặc biện pháp tránh thai phù hợp, không gặp tác dụng phụ.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định riêng của bác sĩ.

Câu hỏi thường gặp

Chi phí khám rối loạn kinh nguyệt

Sponsored Links:

'
'