Nội dung bài viết:
Các dạng mất ngủ
Mất ngủ cấp tính (tạm thời)
Mất ngủ cấp tính (tạm thời) là tình trạng xuất hiện trong vài đêm hoặc một vài tuần. Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất và chiếm trung bình 30-40% dân số.
Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những biến cố trong cuộc sống (như làm ăn thua lỗ, mất người thân, đau buồn chuyện tình cảm…); sinh hoạt không điều độ (ngủ trưa nhiều, dùng nhiều chất kích thích trước khi ngủ…); không gian ngủ không thoải mái; ảnh hưởng từ một số bệnh cấp tính như ho, sốt, dị ứng, đau răng, đau bụng…
Nếu không được cải thiện sớm và triệt để sẽ dẫn đến mất ngủ mãn tính.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc:
-
Stress trong công việc và cuộc sống: lo âu, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình… là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất. Người trẻ là đối tượng chính dễ gặp phải tình trạng này.
-
Sử dụng các chất kích thích (rượu bia, trà, cà phê…) trước khi ngủ làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương và dẫn đến khó ngủ ngay sau đó.
-
Môi trường ô nhiễm, ồn ào, không gian ngủ không thoải mái… là một nguyên nhân thường gặp làm “phá bĩnh” giấc ngủ của mọi người.
-
Lệch múi giờ do di chuyển sau chuyến đi dài làm rối loạn chu trình thức – ngủ tự nhiên trong cơ thể, nhiều người không thích ứng được sẽ bị thao thức khó ngủ.
-
Thói quen ngủ thiếu khoa học (lạm dụng thiết bị điện tử, ăn quá no, tập thể dục muộn..) cũng dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
-
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid… khi sử dụng lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.
-
Các bệnh lý mạn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, viêm khớp… thường gây những triệu chứng khó chịu, dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ. Đối tượng thường gặp ở nhóm nguyên nhân này là những người lớn tuổi.
-
Rối loạn tâm lý: rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Không chỉ căng thẳng, làm việc ban đêm hay dán mắt vào màn hình điện thoại đến tận khuya mới là nguyên nhân gây mất ngủ.
- Thiếu một số loại vitamin và khoáng chất cũng nằm trong số này.
Đặc biệt, tất cả các yếu tố trên sẽ đều khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể,
Mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính là tình trạng kéo dài trên 1 tháng. Thông thường, người bệnh chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ ngày, thường mất từ 30 phút đến 1 tiếng 30 phút mới có thể ngủ được, chất lượng giấc ngủ kém, hay bị tỉnh giấc giữa chừng.
Nguyên nhân mất ngủ có thể bắt nguồn từ các bệnh tâm thần (stress, trầm cảm, rối loạn lo âu…), bệnh thực thể (đau khớp, loét dạ dày, viêm phế quản…), ảnh hưởng của các loại thuốc và chất kích thích.
Nếu không chữa trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như đau đầu, đau nửa đầu, tim mạch, sa sút trí tuệ, thậm chí đột quỵ…
Cách trị chứng mất ngủ về đêm
Bổ sung Vitamin
1. Vitamin C
2. Sắt
3. Magiê
4. Vitamin D
Tạo lịch ngủ khoa học
Tạo lịch ngủ khoa học bằng cách “huấn luyện” bản thân lên giường và dậy vào một giờ nhất định. Thời gian ngủ lý tưởng là trước 23h và dậy lúc 5-6h sáng.
Không gian ngủ
Không gian ngủ cần được đảm bảo mát mẻ, sạch sẽ, tối và yên tĩnh nhất có thể. Nhiệt độ trong phòng ngủ nên duy trì ở mức 19-22 độ C. Trước khi đi ngủ 2 tiếng, bạn nên giảm ánh sáng trong nhà bằng cách bật đèn mờ hoặc dùng đèn bàn thay vì đèn trần. Nên thay gioăng cửa cách âm nếu có tiếng ồn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn mỗi lúc đêm về.
Ăn uống khoa học
Một số thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm trà, cà phê, bia rượu, nước tăng lực… cần hạn chế sử dụng trước giờ đi ngủ. Tránh ăn quá no và khó tiêu trong vòng 3-4 tiếng trước khi lên giường.
Một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh như tâm sen, lạc tiên, đinh lăng, hoa cúc… người dùng có thể tham khảo để chế biến thành các loại trà, nước uống, món ăn giúp ngủ ngon.
Các hoạt động trước khi ngủ
Các hoạt động có thể thực hiện để giảm kích thích sinh lý trước khi đi ngủ gồm: thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc, tắm nước ấm. Trường hợp vẫn khó ngủ khi đã nằm trên giường, có thể thử ra khỏi giường và làm một cái gì đó như đọc sách, sang phòng khác ngủ… Không nên sử dụng điện thoại, tivi, máy tính vì chúng sẽ làm tình trạng khó ngủ nặng nề hơn.
Kiểm soát stress
Kiểm soát stress, có suy nghĩ tích cực, lạc quan trước mọi vấn đề không hay xảy đến là một điều quan trọng để giấc ngủ đến tốt hơn. Trường hợp khó kiểm soát được, cần tìm hiểu các loại thuốc, các sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh.