Cách khắc phục, xử lý và điều trị ngộ độc thực phẩm

Cách khắc phục, xử lý và điều trị ngộ độc thực phẩm. Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn hoặc có độc tính, hay thức ăn có chứa độc tự nhiên. 

Cách khắc phục, xử lý và điều trị ngộ độc thực phẩm
Cách khắc phục, xử lý và điều trị ngộ độc thực phẩm

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là trúng thực hoặc ngộ độc thức ăn, là cơ thể xuất hiện một số hoặc hàng loạt bệnh lý thất thường sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ôi thiu,… hoặc bị biến chất.

Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại về mặt sức khỏe mà còn khiến cho tinh thần của người bị ngộ độc mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là dẫn đến tử vong.

2. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp là gì?

Dưới đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi bạn bị ngộ độc thực phẩm:

Đau bụng hoặc bị chuột rút

Với những người bị ngộ độc thực phẩm, các vi sinh vật gây hại có thể tạo ra chất độc gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, làm cho dạ dày bị viêm đau. Do đó, bạn có cảm giác đau bụng, có thể đau khu vực dưới xương sườn (trên xương chậu), khu vực quanh rốn,….

Ngoài ra, khi cơ bụng co lại để làm tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột, nhằm tống các sinh vật có hại ra ngoài càng nhanh càng tốt, khiến cho cơ thể bạn xuất hiện tình trạng bị chuột rút.

Tuy nhiên, đau bụng và chuột rút cũng có thể không phải là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm trong một số trường hợp.

Tiêu chảy

Một trong những triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm là cơ thể bị tiêu chảy. Phân ngoài lỏng và kéo dài liên tục suốt 24 tiếng, làm cho cơ thể trở nên mất nước. Lúc này, ruột đang trong tình trạng bị viêm, hoạt động kém hiệu quả nên khả năng tái hấp thụ nước và các chất lỏng khác bị giảm đi.

Cơ thể không những bị tiêu chảy mà còn kèm theo một số biểu hiện khác như cảm thấy đầy hơi, đau bụng quặn quại,….

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra cơ thể có bị mất nước khi bị ngộ độc thực phẩm hay không, là nhờ vào việc quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu sẫm hơn màu vàng nhạt, thì chứng tỏ cơ thể bạn đang bị mất nước. Hãy bổ sung nước uống, ngụm từng nước nhỏ hoặc nước súp để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Nhức đầu

Triệu chứng này khá phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau khi cơ thể bạn bị mất nước.

Đây không chỉ đơn giản là triệu chứng xuất hiện do căng thẳng hay uống rượu quá nhiều, mà khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và mất nước, dẫn đến việc đau đầu.

Theo nhiều cuộc nghiên cứu đã thực hiện của một số chuyên gia nhưng không được mô tả trong tài liệu Y khoa, thì nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não (đóng một vai trò nhất định), làm cho màng não bị mất đi chất lỏng và tạm thời co lại, gây đau nhức và mất đi sự tập trung.

Triệu chứng nôn và tiêu chảy càng làm tăng nguy cơ mất nước trong có thể, khiến bạn có thể gặp phải tình trạng đau dầu dữ dội hơn.

Nôn mửa

Triệu chứng nôn mửa khi bị ngộ độc thực phẩm, chính là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp bạn loại bỏ các vi sinh vật gây hại qua con đường ăn uống.

Lúc này, cơ bụng và cơ hoành của bạn co bóp mạnh, để đẩy các chất trong dạ dày lên và thải chúng ra ngoài qua đường miệng.

Tình trạng nôn mửa sẽ giảm xuống khi cơ thể được loại bỏ bớt độc tố gây hại. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nôn mửa một cách liên tục và không thể kiểm soát được thì lúc này bạn cần phải nhờ đến bác sĩ hoặc dược sĩ để khắc phục.

Sốt

Sốt là một trong những cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại sự nhiễm trùng. Vì thế, khi bị ngộ độc thực phẩm, nhiệt độ cơ thể sẽ cao (gây sốt) để chống lại các vi khuẩn hoặc vi rút đang xâm nhập vào cơ thể bạn.

Một trong những chất gây sốt nội sinh là pyrogen, chúng sẽ được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch hoặc xuất hiện khi vi khuẩn truyền nhiễm đã xâm nhập vào cơ thể của bạn.

Nói cách khác, Pyrogen gây sốt bằng cách gửi các thông điệp đến não bộ của bạn để đánh lừa bộ não nghĩ rằng nhiệt độ bên ngoài đang lạnh, làm cho nhiệt độ cơ thể phải nóng lên. Sự gia tăng nhiệt độ này làm cho các tế bào bạch cầu bên trong cơ thể của bạn hoạt động nhiều và tích cực hơn, giúp bạn chống lại nhiễm trùng.

Cảm giác ớn lạnh

Cảm giác ớn lạnh thường kèm theo triệu chứng sốt khi bị ngộ độc thực phẩm. Vì lúc này, cơ thể đang cảm thấy bên ngoài lạnh, làm cho nhiệt độ bên trong phải tăng lên để làm ấm cơ thể. Cảm giác ớn lạnh có thể xảy ra khi cơ thể bạn đang rùng mình để tăng nhiệt độ. Đây chính là kết quả của việc cơ bắp bạn đang nhanh chóng co lại và thư giãn để sinh ra nhiệt.

Suy nhược cơ thể, mệt mỏi

Khi ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ bị suy nhược và mệt mỏi nhưng đây chỉ là tác dụng phụ thường gặp. Hai triệu chứng này xảy ra là do sự giải phóng của cytokine – xuất hiện khi bạn bị bệnh. Ngoài ra, do việc bạn chán ăn khi ngộ độc thực phẩm dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược nhằm giúp cơ thể ưu tiên việc nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.

Đau nhức các cơ

Ngộ độc thực phẩm làm cho các cơ bị đau nhức vì lúc này hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể của bạn phản ứng với mối đe dọa đang xâm nhập.

Trong quá trình hệ thống miễn dịch được kích hoạt, cơ thể sẽ giải phóng histamine – là chất giúp mở rộng mạch máu để cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua nhằm chống lại nhiễm trùng từ thực phẩm.

Histamine hỗ trợ tăng lưu lượng máu di chuyển đến các vùng bị nhiễm trùng trên cơ thể bạn. Ngoài ra, chất này cùng với các chất khác liên quan đến phản ứng miễn dịch, như cytokine trở thành nguyên nhân làm đau các bộ phận trên cơ thể mà chúng di chuyển qua.

Nếu cơ thể của bạn nhạy cảm sẽ cảm nhận được những cơn đau này có mức độ khác nhau trong suốt quá trình bị ngộ độc thực phẩm.

3. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là do bạn ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, kí sinh trùng, vi rút) hoặc bị nhiễm các chất hóa học (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, phụ gia,…). Tuy nhiên, các vụ ngộ độc thực phẩm thường bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính sau:

nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Vi khuẩn

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm mà do vi khuẩn gây ra thường xuất hiện sau 12 – 72 tiếng sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn.

Vi khuẩn có thể tồn tại khắp mọi nơi trong không khí, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng và giao mùa thường làm cho vi khuẩn có khả năng xâm nhập và phát triển trong thực phẩm.

Một số vi khuẩn gây ngộ độc thường gặp là E.coli, Listeria và Salmonella (loài S. typhimurium gây ngộ độc khi ăn phải trứng hoặc sản phẩm gia cầm mà chưa được chế biến kĩ). Ngoài ra, Campylobacter và C. botulinum là hai loại vi khuẩn ít được biết đến nhưng lại có khả năng gây chết người khi chúng có thể ẩn náu trong thực phẩm (nhất là thịt).

Ký sinh trùng

Nguyên nhân thứ 2 gây ra ngộ độc thực phẩm đó là kí sinh trùng, thường lây từ động vật sang người và thậm chí là cả thực phẩm.

Chẳng hạn, Toxoplasma là loại ký sinh trùng thường gặp nhất và bạn có thể tìm thấy chúng ở trong đồ hộp dành cho mèo. Loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập và sống trong đường tiêu hóa của bạn suốt nhiều năm liền mà bản thân bạn lại không biết.

Tuy nhiên với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và phụ nữ đang mang thai, khi bị nhiễm phải thường xuất hiện một số tác dụng phụ trong đường ruột.

Vi rút

Bên cạnh 2 nguyên nhân trên thì vi rút cũng gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, vi rút Norwalk là nguyên nhân gây ra hơn 19 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm mỗi năm, thậm chí là gây tử vong.

Ngoài ra, vi rút Sapo, Rota và Astro cũng gây ra các triệu chứng tương tự nhưng lại ít phổ biến hơn trong các trường hợp ngộ độc thức ăn. Thậm chí, virus viêm gan A cũng có thể lây truyền qua còn đường thực phẩm ăn uống.

4. Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi nhận biết cơ thể bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần bình tĩnh xử lý theo trình tự sau:

Bước 1: Ngưng sử dụng, ăn uống thực phẩm gây ngộ độc

Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, bạn ngưng sử dụng thực phẩm ấy.

Với các thức ăn bị biến đổi chất ôi thiu, thì đậy nắp kĩ hoặc đổ xuống ống cống và đem vứt thùng rác. Còn với những thức ăn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, vi rút thì bạn nên cho vào túi kín và mang theo khi đến bác sĩ.

Bước 2: Có thể bổ sung nước cho cơ thể

Với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm mà cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, ói mửa,… thì bạn cân nhắc bổ sung thêm lượng nước vừa đủ vào cơ thể trước khi chuyển sang bước 2.

Đồng thời, tránh sử dụng thực phẩm có chứa cafein như trà, cà phê,….

Bước 3: Đến trạm y tế, bệnh viện gần nhất

Chuyển ngay người bị ngộ độc đến trạm y tế, bệnh viện gần nhất để những người có chuyên môn như y tá, bác sĩ có phương án giải độc kịp thời.

Bước 4: Cung cấp thông tin thực phẩm đã dùng cho bác sĩ

Cung cấp cho bác sĩ về những loại thực phẩm bị nghi vấn gây ngộ độc mà bạn ăn uống phải, để chuẩn đoán và đưa ra biện pháp giải độc phù hợp, cũng như thông báo đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra thực phẩm (trong một số trường hợp).

5. Xử lý sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần để cho dạ dày được nghỉ ngơi bằng cách:

Xử lý sau khi bị ngộ độc thực phẩm
Xử lý sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Thứ 1, cung cấp đủ nước cho cơ thể

Nước có vai trò quan trọng để giúp cơ thể chống lại các tác động của ngộ độc thực phẩm. Ví dụ, khi bị ngộ độc có thể gặp phải triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, gây tình trạng mất nước cho cơ thể. Lúc này, bạn có thể nghĩ đến việc ngâm đá bào hoặc uống từng ngụm nước nhỏ để khắc phục tình trạng thiếu nước.

Một số nước uống có thể sử dụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm:

  • Nước điện giải.
  • Nước ngọt không chứa chất caffeine như SevenUp, bia gừng, trà đã khử caffeine,….
  • Nước luộc gà, luộc rau củ.
 

Thứ 2, hạn chế ăn thức ăn quá mặn

Dù cơ thể cảm thấy không muốn ăn uống do tình trạng mệt mỏi sau khi bị ngộ độc, nhưng hãy cố gắng ăn một chút những loại thức ăn đừng quá mặn, tránh làm cho dạ dày và đường tiêu hóa hoạt động quá sức.

Bạn nên dùng thức ăn nhạt, ít chất béo và ít chất xơ. Vì chất béo sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu hóa hơn cũng như chất xơ làm cho dạ dày luôn trong tình trạng no hơi, gây khó chịu cho cơ thể.

Một số thức ăn có thể dùng sau khi bị ngộ độc thực phẩm như: chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, mật ong, cháo bột yến mạch, bơ đậu phộng, khoai tây nghiền, cơm, nước muối, bánh mì nướng,….

Thứ 3, ăn uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Tùy vào tình trạng ngộ độc và cơ địa của mỗi người sẽ có chế độ và loại thực phẩm ăn uống khác nhau sau khi bị ngộ độc. Vì thế, bạn nên hỏi và ăn uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thứ 4, tránh các thực phẩm nào sau khi ngộ độc thực phẩm

Tránh dùng các loại thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày như: rượu, thức uống chứa caffeine (như soda, nước tăng lực, cà phê,…), thức ăn cay, thực phẩm giàu chất xơ, các sản phẩm từ sữa, thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên, các loại nước ép trái cây,….

Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào mà không được kê đơn theo ý kiến bác sĩ.

6. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là do bạn ăn uống phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc bị biến đổi chất, và nhất là xem nhẹ việc “ăn chín, uống sôi”. Vì thế, để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần:

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Thứ 1, ăn chín uống sôi

Bất kì thực phẩm nào cũng đều có khả năng bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là các loại thịt gia cầm, hải sản và trứng. Vì thế, khi bạn ăn các thực phẩm này dạng sống (hoặc dạng tái), chúng có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sơ chế và chế biến, gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm cũng cần chú ý kĩ. Nghĩa là sau khi bạn dùng dụng cụ để sơ chế thực phẩm này, thì cần phải rửa sạch trước khi sơ chế thực phẩm khác. (Ví dụ, sau khi cắt thịt, bạn cần phải rửa dao và thớt trước khi cắt rau củ, trái cây).

Việc đun sôi nước hoặc qua quá trình xử lý nước sạch, sẽ giúp cho cơ thể tránh được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút và thậm chí là các kim loại nặng, tích tụ lâu ngày trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Thứ 2, bảo quản thức ăn đúng cách

Thức ăn cần được đậy nắp hoặc đậy lồng màn sau khi nấu xong, đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng mát trước khi dùng.

Thức ăn còn dư sau khi sử dụng, nên cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, bạn lấy ra hâm nóng.

Ngoài ra, bạn nên chế biến với lượng thực phẩm vừa phải, ăn bấy nhiêu thì làm bấy nhiêu. Tránh làm quá nhiều, vì khi hâm nóng thức ăn nhiều lần cũng làm cho thực phẩm bị biến chất, vừa không tốt cho sức khỏe lại vừa có nguy cơ bị ngộ độc.

 

Thứ 3, tránh ăn uống các thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng

Bạn nên chọn dùng những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, để biết được các thành phần sử dụng, quy trình trồng trọt, chăn nuôi, cách sơ chế, chế biến hay đóng gói theo một quy trình chất lượng đạt chuẩn.

Vì nếu xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, thì đây sẽ là bằng chứng giúp cho các cơ quan chức năng điều tra cũng như là cơ sở để bác sĩ có thể chuẩn đoán và điều trị các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Sponsored Links:

'
'