BIẾN CHỨNG BỆNH SỞI, NGUY HIỂM KHÔNG?? tác hại của bệnh sởi và các triệu chứng hậu sởi, biến chứng của bệnh sởi ở trẻ khi sởi chạy vào trong. Liệu có những cách điều trị bệnh sởi, cách chữa bệnh sởi nhanh nhất và khi bị bệnh sởi kiêng gì?
Nội dung bài viết:
BS Dũng bệnh viện quân đội 108
Hàng năm, cứ vào dịp cuối mùa đông đầu xuân là thời điểm mà bệnh sởi có cơ hội phát triển. Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ em (thường là trẻ em dưới 5 tuổi), nhưng người lớn cũng có thể mắc sởi. Bệnh sởi lây lan nhanh trong cộng đồng, nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị các biến chứng.
Các biến chứng của bệnh sởi
Biến chứng đường hô hấp:
-Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, trên phim Xquang nhìn rõ hình ảnh phế quản bị viêm..
– Viêm phế quản – phổi: Đây là biến chứng do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau khi sởi mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng. Trên phim Xquang cho thấy có nốt mờ rải rác hai phổi. Biến chứng này rất nguy hiểm và thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
-Viêm thanh quản: Biến chứng viêm thanh quản có thể gặp ở các giai đoạn của bệnh sởi. Biến chứng ở giai đoạn sớm, là do virut sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban, biến chứng viêm có thể mất theo nốt ban, bệnh nhân có cơn khó thở do co thắt thanh quản. Biến chứng ở giai đoạn muộn là do bội nhiễm (hay gặp do bệnh nhân sởi bị nhiễm tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
Biến chứng thần kinh:
Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.
Viêm não – màng não – tủy cấp:
Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao, thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), xuất hiện vào tuần đầu của ban (ngày 3-5 của ban). Triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao vọt, có thể co giật, rối loạn ý thức như: hôn mê, liệt nửa người hoặc một bên chi, liệt dây thần kinh số III, VII. Ngoài ra, bệnh nhân hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…
Biến chứng viêm tủy biểu hiện dưới dạng liệt hai chi dưới, rối loạn cơ vòng.
Viêm màng não:
Một dạng biến chứng thần kinh khác của bệnh sởi là viêm màng não kiểu thanh dịch và viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa:
Đây là biến chứng ít gặp nhưng rất khó tiên lượng và để lại bệnh cảnh nặng nề, gặp ở tuổi từ 2 – 20, xuất hiện muộn sau vài năm mắc sởi. Điều này cho thấy virut sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến của biến chứng từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân có thể tử vong trong tình trạng tăng tương lực cơ và co cứng mất não.
Biến chứng tai – mũi – họng:
Thường gặp là viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai và viêm tai xương chũm.
Biến chứng vùng khoang miệng
Viêm niêm mạc miệng: Biến chứng xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh sởi là do virut sởi, thường hết cùng với ban. Biến chứng có thể xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh sởi, thường do bội nhiễm.
Cách chăm sóc bệnh nhân khi bị sởi PGS, TS Vũ Nam:
Việc chăm sóc tốt bệnh nhân bị bệnh sởi có thể giảm bớt hoặc ngăn chặn sự phát sinh biến chứng của bệnh, cụ thể:
– Cho trẻ nằm nghỉ ngơi
– Phòng nằm ấm áp, không mặc áo quá dày
– Phòng thoáng, tránh gió lạnh và sáng quá
– Phòng không khô ráo quá
– Miệng, mũi, mắt của trẻ cần lau rửa luôn
– Chú ý cho người bệnh uống nước
– Cho ăn lỏng và cháo đặc; trường hợp trẻ ỉa lỏng cần giảm thức ăn: sữa, hoa quả, dầu mỡ, cay the, tanh, nếu không sẽ làm cho sởi khó mọc ra hết được.
Bs Nam nhấn mạnh: Khi sởi lặn, kiêng ăn: tôm, cua, măng tươi, khoai sọ và thức ăn hay động phong, để tránh sinh chứng chẩn lại (tức lở ngứa ngoài da)./