Mướp đắng có lợi cho sức khỏe không?

Đây là bài viết 283 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Mướp đắng có lợi cho sức khỏe không? Mướp đắng (gọi tắt trong bài này là mướp) là loại thực phẩm phổ biến nhưng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Được truyền tai là thực phẩm sạch có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng thực hư như nào? Cùng Isuckhoe tìm hiểu nhé!

Ăn mướp đắng có lợi cho sức khỏe không?

Thành phần trong mướp đắng

Trong mướp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, theo thông kê thì trong 100g mướp đắng luộc để ráo và không cho muối chứa:

Chất dinh dưỡng Hàm lượng Tỷ lệ so với nhu cầu khuyến nghị
Năng lượng 17 Kcal < 1%
Carbs 3,7 g 3 %
Protein 1 g 2 %
Chất béo 0,17 g 0,5 %
Cholesterol 0 mg 0 %
Chất xơ 2,8 g 7 %
Vitamins    
Vitamin B9 (Folate) 72 µg 18 %
Vitamin B3 (Niacin) 0,4 mg 2,5 %
Vitamin B5 0,212 mg 4 %
Vitamin B6 (Pyridoxine) 0,043 mg 3 %
Vitamin B2 0,04 mg 3 %
Vitamin B1 (Thiamin) 0,04 mg 3,5 %
Vitamin A 471 IU 16 %
Vitamin C 84 mg 140 %
Chất điện giải    
Natri 5 mg < 1 %
Kali 296 mg 6 %
Khoáng chất    
Canxi 19 mg 2 %
Đồng 0,034 mg 4 %
Sắt 0,43 mg 5 %
Magie 17 mg 4 %
Mangan 0,089 mg 4 %
Kẽm 0,8 mg 7 %
Chất dinh dưỡng thực vật    
Beta caroten 190 µg  
Alpha caroten 185 µg  
Lutein-zeaxanthin 170 µg

Tác dụng của mướp đắng là gì?

Mướp đắng, Momordica charantia, là một loại trái cây nhiệt đới, giống bầu được cho là mang lại nhiều lợi ích, có thể được sử dụng như một loại thực phẩm, như một loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà. Người Việt Nam còn có tên gọi khác cho mướp đắng là khổ qua, theo đông y thì mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải nhiệt, sáng mắt, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm mát tim, nhuận tràng, hạt của quả còn có công dụng bổ thận tráng dương.

Chứa các hợp chất được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh, chẳng hạn như tiểu đường. Chất chiết xuất từ ​​mướp cũng được phổ biến rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng.

Tác dụng của mướp đắng

Mướp đắng được cho là hoạt động như một chất chống oxy hóa và chứa các đặc tính chống viêm, chống ung thư, chống tiểu đường, kháng khuẩn, chống thừa cân, béo phì và điều hòa miễn dịch.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy được các hợp chất được tìm thấy trong mướp có thể có tác dụng tương tự như insulin, là hormone chịu trách nhiệm cho phép lượng đường ở trong máu đi vào tế bào của bạn. Vì hoạt động giống insulin này có thể giúp bảo vệ chống lại sự đề kháng insulin và giữ cho lượng đường trong máu của bạn không bị tăng lên, nên người ta cho rằng mướp đắng có thể sẽ giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Đối tượng nào không nên ăn mướp đắng?

Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn mướp đắng gây kích thích tử cung, chảy máu

Đây là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non, do đó bà bầu không nên ăn mướp đắng. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Ngoài ra, mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.

Người bị bệnh huyết áp thấp

Mặc dù mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp (tốt cho những bệnh nhân huyết áp cao). Tuy nhiên, nếu ăn mướp đắng quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt.

Vì vậy, đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp, nên hạn chế sử dụng loại rau quả này.

Đối tượng nào không nên ăn mướp đắng?

Người bị tiểu đường

Mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường thì ăn thêm mướp có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường nếu thích ăn mướp đắng thì sắp xếp thời gian xen kẽ giữa thuốc và mướp để bảo vệ sức khỏe.

Những người mới phẫu thuật

Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết. Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.

Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD 

Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.

Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Cách chế biến mướp đắng sống

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đối với mướp đắng, chúng ta nên chọn những quả còn non, có màu xanh tươi, tránh những quả già sẽ bị xơ, ăn không ngon;
  • Mướp đắng mua về rửa sạch, cắt đôi, lọc bỏ hết xơ, thái miếng vừa ăn;
  • Tiếp theo, đem mướp đắng đã thái ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 5 phút, vớt ra rửa sạch với nước rồi để ráo;
  • Ớt và tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ, để riêng ra một bát.
Cách chế biến mướp đắng sống
Cách chế biến mướp đắng sống

Bước 2: Cách thực hiện

  • Đá viên đạp nhỏ rồi cho vào âu sạch, dùng màng bọc thực phẩm hoặc túi ni lông sạch đậy kín miệng tô rồi đổ mướp đắng đã ráo nước lên trên và ướp trong khoảng 30 – 45 phút. Để mướp đắng giòn và cứng hơn.
  • Trong trường hợp không có đá viên, trước tiên chúng ta có thể để các lát mướp đắng ráo nước, xếp vào đĩa, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để tránh ám mùi tủ lạnh. Sau đó cho trực tiếp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 – 20 phút rồi mới lấy ra.
  • Pha nước chấm theo công thức: 2 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 1 thìa nước lọc, khuấy đều cho tan hết gia vị, nêm nếm lại. Cuối cùng cho tỏi và ớt băm vào.
  • Bạn vớt mướp đắng đã ướp ra, cho ruốc lên bề mặt mướp đắng và ăn kèm với nước mắm tỏi ớt mới pha đảm bảo ngon không cưỡng lại được.
  • Món mướp đắng sau khi chế biến không hề bị đắng mà ngược lại mang đến vị giòn mát lạnh, quyện với hương thơm ngon của ruốc mang lại cho gia đình một bữa ăn hết sức tuyệt vời.

Lưu ý khi ăn mướp đắng

  • Bạn cần tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp kẻo ảnh hưởng dạ dày.
  • Không nên kết hợp mướp cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.
  • Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Tác dụng của mướp đắng là gì?

Sponsored Links:

'
'