Ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho bệnh nhân ung thư, tuy nhiên có một số loại trái cây sẽ gây ra tác dụng ngược, thậm chí làm bệnh thêm nặng hơn. Cần phải chú ý cao độ để đảm bảo sức khỏe của chính mình, cùng tham khảo bài viết của Isuckhoe để biết thêm thông tin nhé!
Nội dung bài viết:
Tác dụng của trái cây
Trái cây cung cấp nhiều vitamin, bổ sung nước
Trước đây, vitamin chỉ được hiểu là những hợp chất hữu cơ cần thiết cho sức khỏe được cơ thể hấp thụ một lượng nhỏ nhằm duy trì những chức năng cơ bản, Tuy nhiên các nhà khoa học tại Khoa Y tế công cộng Đại học Harvard đã đưa ra một định nghĩa mới toàn diện hơn về vitamin: Đó là những chất dinh dưỡng buộc phái có bởi cơ thể không thể tự sản sinh được.
Nước chiếm từ 60% – 95% trong trái cây tùy loại, rất dồi dào và tươi mát mà lại là nước tinh khiết, không nhiễm trùng, vẩn đục. Nước từ lòng đất được hút lên, lọc sạch một cách tự nhiên, đặt vào trái để ta dùng mà không cần mất công đun sỏi, gạn lọc. Dùng nước này ta không còn sợ bị ô nhiễm của cát bụi, hóa chất,…
Trái cây bổ sung năng lượng:
Trái cây còn giàu chất xơ và đường tiêu hóa chậm nên sẽ giúp bạn no lâu, đủ năng lượng cho các hoạt động và bạn sẽ có cảm giác tuyệt vời suốt cả ngày.
Trái cây thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa:
Ăn trái cây vào sáng sớm cũng là cách giúp bạn làm sạch cơ thể, cải thiện tiêu hóa và giúp bạn tràn đầy sinh lực. Tất nhiên, bạn hãy chọn những loại hoa quả sạch, có nguồn gốc để đảm bảo không ăn phải những loại có nhiều chất bảo quản, thuốc hóa học. Nguyên nhân là do bạn ngừng ăn vào ban đêm nên những thứ bạn ăn buổi sáng sẽ giúp làm sạch cơ thể bạn một cách tự nhiên.
Trái cây giúp tâm trạng tốt hơn
Ngoài các loại vitamin… trái cây còn chứa hàm lượng đường tự nhiên và chất xơ khá cao. Hai chất này sẽ giúp bạn cải thiện sự tập trung, làm chậm đường trong máu và gia tăng năng lượng, thúc đẩy tinh thần lạc quan một cách nhanh nhất.
Vì sao bệnh nhân ung thư nên ăn trái cây?
Các chuyên gia đều khuyến cáo rằng, một chế độ ăn uống với nhiều trái cây và rau quả là rất tốt đối với sức khỏe của bạn. Đặc biệt, có một số loại trái cây với lợi ích vượt trội có thể giúp những bệnh nhân ung thư cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát. Trái cây được xem là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư.
Các loại trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư cũng góp phần làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do ung thư và các phương pháp điều trị bệnh gây ra. Dưới đây là một số loại trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân ung thư, bao gồm:
- Buồn nôn và nôn mửa: Bệnh nhân ung thư có các triệu chứng này nên ăn các loại trái cây đóng hộp, đào, nước sốt táo và các loại trái cây mềm khác.
- Táo bón: Bệnh nhân ung thư bị táo bón nên ăn trái cây khô, trái cây tươi hoặc nước ép mận.
- Tiêu chảy: Bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy nên uống nước ép trái cây, bổ sung thêm các loại quả như táo và chuối.
- Chán ăn: Đối với bệnh nhân ung thư có các triệu chứng chán ăn nên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, bao gồm sinh tố trái cây và trái cây sấy khô.
- Lở miệng: Bệnh nhân nên lựa chọn các loại nước từ trái cây như nước ép táo, nước sốt táo hoặc trái cây đóng hộp.
Người mắc ung thư nên ăn loại hoa quả gì?
Trái cây họ cam quýt
Những loại trái cây họ cam, quýt như bưởi, cam, quýt,…được xem là tốt cho người mắc bệnh ung thư nhờ khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, một người khi ăn, uống nước ép họ cam quýt thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn và ngăn được các bệnh ung thư như: Ung thư đường hô hấp, ung thư đường tiêu hóa, ung thư tuyến tụy, ung thư vòm họng, ung thư vú,…
Trái cây xanh
Những loại trái cây như: Kiwi, dưa xanh, nho xanh,… có thể giúp ngăn ngừa ung thư nhờ có chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Táo và các loại trái cây trắng
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy việc tiêu thụ táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp ngăn ngừa và chống lại một số bệnh ung thư khác như:
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư vú
- Ung thư đường tiêu hoá
Sở dĩ, trong táo có chứa hai chất, bao gồm polysaccharides (một loại carbohydrate) và quercetin (sắc tố thực vật). Cả hai chất này đều có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào gây ung thư trong cơ thể.
Bên cạnh táo, các loại trái cây có phần thịt màu trắng (hay còn gọi tắt là trái cây trắng), chẳng hạn như, dưa lê, lê, có thể giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh ung thư đại trực tràng.
Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?
Hiểu biết rõ về việc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại trái cây an toàn, góp phần tiêu diệt tế bào ung thư, giảm thiểu tác dụng phụ sau điều trị và ngăn ngừa khối u quay trở lại. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư nên kiêng 6 loại hoa quả sau:
Hoa quả bị nẫu, hư hỏng
Người bệnh ung thư nên kiêng hoa quả bị nẫu hoặc hư hỏng vì hệ miễn dịch của họ thường bị suy giảm do bệnh và liệu trình điều trị. Hoa quả nẫu hoặc hư có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc, gây nguy cơ nhiễm trùng cao cho người có hệ miễn dịch yếu. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm phức tạp quá trình điều trị ung thư. Do đó, người bệnh ung thư nên ăn hoa quả tươi, sạch và được bảo quản đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Trái cây ngâm ủ hóa chất, chín ép
Bệnh nhân ung thư không nên ăn trái cây ngâm ủ hóa chất hoặc chín ép vì các loại thuốc kích thích tăng trưởng này có thể gây ngộ độc hệ tiêu hóa, làm đột biến DNA và thúc đẩy ung thư tiến triển nhanh hơn. Ngoài ra, hóa chất trong trái cây chín ép có thể gây kích ứng đối với niêm mạc dạ dày, ruột,… làm gia tăng gánh nặng cho cơ thể trong lúc đang đối mặt với bệnh ung thư.
Hoa quả sấy không đảm bảo chất lượng
Người bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? Câu trả lời chính là các loại hoa quả sấy không đảm bảo chất lượng. Bởi lẽ, loại hoa quả này thường chứa nấm mốc, chất phụ gia và chất bảo quản có thể gây hại cho sức khỏe. Cụ thể:
- Nấm mốc: Gây nhiễm trùng, đặc biệt khi hệ miễn dịch suy yếu sau điều trị ung thư;
- Chất phụ gia và bảo quản: Có thể gây tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, hoa quả sấy thường tẩm thêm đường, muối, hoặc chiên trong nhiều dầu mỡ (khoai lang sấy, chuối sấy,…) tiềm ẩn nguy cơ gây tăng cân, tăng huyết áp và gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Do đó, việc lựa chọn hoa quả sấy chất lượng, ít dầu mỡ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều cần thiết.
Táo sáp
Táo sáp là loại táo bên ngoài thường được phủ một lớp sáp (hóa chất công nghiệp) để trái cây trông đẹp mắt và tươi lâu hơn. Tuy nhiên, lớp sáp này có hại cho cơ thể, khiến hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm khi điều trị bệnh K. Mặt khác, các hoá chất này cũng có thể làm giảm hiệu quả điều trị và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Trầu cau
Trầu cau cũng nằm trong danh sách này bởi nó chứa chất alkaloids dễ gây kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày. Đối với bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người đang thực hiện hoá và trị có thể khiến họ dễ bị viêm loét miệng, khô tuyến nhầy, khiến họ ăn uống kém, chán ăn và ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
Những lưu ý khi ăn trái cây
Bên cạnh việc tránh 4 loại trái cây tác động tiêu cực tới quá trình điều trị nói trên, tùy vào loại ung thư, người bệnh cần kiêng cữ các loại trái cây sao cho phù hợp. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn trái cây nào.
Ngoài ra, khi ăn trái cây, cần lưu ý những vấn đề sau:
– Muốn giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa, người bệnh nên ăn các loại trái cây mềm như táo, đào…
– Bệnh nhân ung thư bị táo bón nên uống nước ép mận, trái cây tươi.
– Bệnh nhân bị tiêu chảy nên ăn táo và chuối.
– Lựa chọn trái cây có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm