Nguyên nhân không tăng cân, sức khỏe kém

Đây là bài viết 184 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Nguyên nhân không tăng cân, sức khỏe kém – Bữa ăn không đảm bảo năng lượng, giờ giấc thất thường, mắc các bệnh lý liên quan… là những nguyên nhân phổ biến khiến ăn nhiều nhưng không tăng cân. Nếu bạn đang rơi vào tình cảnh ăn nhiều nhưng không tăng cân, luôn tự hỏi bản thân “tại sao ăn hoài không mập”, hãy cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân không tăng cân, sức khỏe kém

Nguyên nhân không tăng cân, sức khỏe kém

Ăn nhiều không mập vì không ăn đủ dưỡng chất/ ăn uống thất thường

Vì sao bạn ăn nhiều nhưng không thể tăng cân? Nếu ăn nhiều nhưng không tăng cân, có thể bạn chưa đủ dưỡng chất để cải thiện cân nặng.

  • Một số người thường ăn những thực phẩm có nhiều chất béo và nhiều mỡ như mỡ động vật để tăng cân. Tuy nhiên, đây lại là cách tăng cân sai khoa học dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và khiến họ ăn hoài không mập.
  • Không chú ý đến hệ tiêu hóa. Dù có ăn nhiều nhưng nếu hệ tiêu hóa của bạn không đủ khỏe mạnh thì cơ thể bạn không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn ăn hoài không mập. Chính vì vậy, việc chăm sóc hệ tiêu hóa là yếu tố tiên quyết giúp người gầy tăng cân và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Bỏ bữa sáng dinh dưỡng. Nhiều người thường bỏ bữa sáng để có sức ăn nhiều vào các bữa khác trong ngày đặc biệt là bữa tối để tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên, bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Thói quen không ăn sáng sẽ làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày và các bệnh liên quan, vì vậy cần loại bỏ ngay thói quen xấu này nếu bạn muốn tăng cân hiệu quả.
  • Ăn quá nhiều trong một bữa. Một sai lầm nữa của người gầy là thường ăn quá nhiều trong một bữa khiến hệ tiêu hóa bị quá tải và không thể chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Vì vậy, dù bạn có ăn rất nhiều nhưng vẫn không thể tăng cân.

Lười vận động

Những người muốn giảm cân thì thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với mong muốn tiêu hoá nhiều năng lượng để cân giảm xuống. Tuy nhiên, người gầy muốn tăng cân cũng cần luyện tập thể dục thể thao. Thói quen luyện luyện tập thể thao đều đặn ngoài việc tăng cường sức khỏe còn tăng sự dẻo dai còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất tốt sẽ là yếu tố quyết định đến cân nặng của bạn.

Mắc các vấn đề bệnh lý nguy hiểm

Tại sao ăn hoài không mập? Có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Bởi một số bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, làm cho nhiều người dù ăn nhiều nhưng không tăng cân như mong muốn. Một người nếu có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và chia đều chúng trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng ăn hoài vẫn không mập hoặc không duy trì được cân nặng như mong muốn, hãy nghi ngờ mình đang mắc một trong các bệnh lý dưới đây:

Bệnh cường giáp

Cường giáp gây ra tình trạng tiết quá nhiều hormone tuyến giáp, khiến cho quá trình trao đổi chất của người bệnh diễn ra nhanh hơn và đốt cháy nhiều calo hơn trong ngày. Cường giáp nếu không được điều trị có thể khiến bệnh nhân bị sụt, khó và không thể tăng cân, ngay cả khi ăn rất nhiều.

Mắc các vấn đề bệnh lý nguy hiểm

Bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường) thường dẫn đến ăn nhiều mà không tăng cân. Bệnh đái tháo đường thường gắn với người béo phì, nên ít người biết rằng tiểu đường là nguyên nhân khiến người gầy ăn hoài không mập. Bởi lượng đường huyết dư thừa trong cơ thể người bệnh đái tháo đường sẽ được đào thải qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng mất glucose, từ đó dẫn đến tình trạng người bệnh dù ăn nhiều nhưng không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân.  Bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Đái tháo đường loại 1: Đây là tình trạng tự miễn dịch, trong đó tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, nơi sản xuất insulin, loại hormone chịu trách nhiệm chuyển hóa glucose.
  • Đái tháo đường loại 2: Thường xảy ra ở người trưởng thành, do insulin trong cơ thể bị giảm nồng độ và giảm chức năng, dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao.

Bệnh viêm ruột

Thuật ngữ bệnh viêm ruột (IBD) dùng để chỉ những bệnh có biểu hiện đặc trưng là tình trạng viêm ruột, bao gồm bệnh Crohn, viêm loét đại tràng… Tình trạng viêm sẽ ảnh hưởng đến chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, gây tiêu chảy, mất nước…. Và vì thế, người bệnh cũng khó tăng cân hơn bình thường.

Rối loạn ăn uống

Đây là vấn đề có liên quan đến yếu tố tâm lý và tâm thần, khi người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và duy trì cân nặng bình thường. Trong một số trường hợp bị rối loạn nặng, chán ăn tâm thần có thể gây giảm cân nhanh chóng và khó có thể tăng cân trở lại.

Cách tăng cân an toàn

Nạp nhiều calo hơn lượng calo đã đốt cháy để tăng cân nhanh

Làm sao để tăng cân? Nạp nhiều calo là nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong việc tăng cân. Khi muốn cơ thể tăng cân, điều đầu tiên một người cần làm là ăn nhiều hơn nhu cầu năng lượng hàng ngày cơ thể cần. Nếu nạp thêm 500 calo/ngày, những người gầy kinh niên có thể tăng thêm 0.5kg/tuần.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng cung cấp lượng calo phù hợp với độ tuổi, chiều cao và mức độ hoạt động của bạn có thể giúp bạn đạt được cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn nguồn thực phẩm lành mạnh và tránh các loại thức ăn nhanh.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein

hất dinh dưỡng quan trọng nhất để tăng cân an toàn chính là thực phẩm giàu protein (đạm). Cơ được cấu tạo từ protein và nếu không có protein, thì đa số lượng calo bạn nạp vào sẽ tích tụ dưới dạng mỡ. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng protein là con dao hai lưỡi. Vì protein có thể khiến bạn cảm thấy rất no, nên việc nạp đủ lượng calo cần thiết trở nên khó khăn hơn.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein

Nếu bạn đang cố tìm cách tăng cân, hãy đặt mục tiêu ăn thêm 1,5–2,2g protein/kg cân nặng. Những món ăn giúp tăng cân cho người gầy từ protein bao gồm thịt, cá, trứng, rất nhiều sản phẩm từ thuốc tăng cân, sữa tăng cân cho người gầy, các loại đậu, các loại hạt.

Bạn cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm giàu protein với các bữa ăn mỗi ngày. Chúng có thể cung cấp tới 50-60g protein/liều dùng so với những bữa ăn thông thường của bạn. Đây là một biện pháp cung cấp protein cực kì hiệu quả, bạn có thể dành thời gian để chuẩn bị bữa ăn mỗi ngày nhé!

Chăm sóc cho hệ tiêu hóa hấp thu

Hệ tiêu hóa đảm nhiệm vai trò hấp thu chất dinh dưỡng để nuôi sống toàn bộ cơ thể. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì cơ thể mới khỏe mạnh đồng thời sẽ là tăng cơ hội tăng cân cao hơn cho người gầy. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột để tăng khả năng hấp thu.

Tập luyện kết hợp ăn uống

Làm sao để tăng cân mà không tăng mỡ thừa? Để đảm bảo rằng lượng calo thừa sẽ tích tụ dưới dạng cơ chứ không phải mỡ, việc luyện tập thể dục là vô cùng quan trọng. Bạn nên đến phòng tập gym và nâng tạ 2–4 lần/tuần. Hãy cố gắng tăng dần khối lượng mức tạ và số lần thực hiện động tác theo thời gian.

Ngoài việc tập luyện để tăng cân, bạn cũng cần để ý chế độ ăn trước và sau khi tập gym để đạt được hiệu quả tăng cân và vóc dáng đẹp như ý muốn.

Đọc thêm: Thực phẩm tăng cân an toàn

Sponsored Links:

'
'