Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Đây là bài viết 253 / 290 trong series Lời khuyên sức khỏe

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì rất phổ biến và những ai đã có kinh nguyệt đều có thể mắc phải bệnh này. Ở độ tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể bắt đầu và dừng lại đột ngột vì nhiều lý do.

Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo, cụ thể: 

  • Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày.
  • Tuy nhiên ở một số người chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150ml.

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Bao gồm:

  • Vô kinh.

  • Chảy máu chảy ra bất thường ở tử cung do rối loạn chức năng phóng noãn.

  • Đau bụng kinh.

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt.

Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều hay chảy máu âm đạo không trong chu kỳ kinh có nhiều nguyên nhân, nhưng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải luôn loại trừ trường hợp có thai trước.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra một số các triệu chứng tương tự như rối loạn kinh nguyệt.

  • Hội chứng xung huyết vùng chậu, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau vùng chậu mạn tính, thi thoảng kèm theo chảy máu kinh bất thường.

Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Có nhiều lý do khác nhau tác động đến việc gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới tuổi dậy thì. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Nội tiết tố chưa ổn định

Một trong những yếu tố quyết định sự ổn định của kinh nguyệt nữ giới là nội tiết tố nữ estrogen. Thời kỳ dậy thì, cơ thể nữ giới đang trong giai đoạn phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Lúc này, cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng chưa thể phát huy đầy đủ vai trò sản xuất nội tiết tố.

Trứng không rụng hoặc không phóng noãn đúng chu kỳ sẽ gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

  • Tâm lý lo lắng và căng thẳng

Tuổi dậy thì cũng là giai đoạn nữ giới có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý. Ở thời điểm này, các bạn gái cũng chịu áp lực nặng nề trong chuyện học hành, thi cử… rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và mệt mỏi. Nhiều trường hợp bạn gái mất kinh trong một khoảng thời gian dài vì ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Ngoài ra, một số bạn gái lần đầu tiên có kinh nguyệt sẽ cảm thấy hoang mang và lo lắng, chưa chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận thay đổi lớn trong cơ thể. Lâu dài, khi bạn gái dần làm quen với việc kinh nguyệt hàng tháng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, nhờ đó kinh nguyệt cũng đều đặn hơn.

  • Các bệnh lý phụ khoa khác 

Một số bệnh lý phụ khoa có thể gây ra những biểu hiện chậm kinh, mất kinh, kinh nguyệt thất thường ở nữ giới kể cả trong độ tuổi dậy thì. 

Các bệnh viêm  nhiễm phụ khoa, đặc biệt là hội chứng buồng trứng đa nang khiến buồng trứng không thể sản xuất ra hormone Estrogen, gây thiếu hụt nội tiết tố, làm giảm tần suất phóng noãn thậm chí là không phóng noãn khiến mất hẳn chu kì kinh nguyệt. Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng mức độ nghiêm trọng khá cao.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Điều trị rối loạn kinh nguyệt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý của tình trạng này. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

  • Điều trị do nội tiết tố thay đổi: Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc uống giúp bổ sung và cân bằng hormone trong cơ thể người phụ nữ. Sau một thời gian sử dụng thì các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ giảm dần. 
  • Điều trị do các bệnh lý: nếu nữ giới bị mắc các bệnh tuyến giáp, tiểu đường, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, trầm cảm thì cần điều trị khỏi các bệnh lý này thì rối loạn kinh nguyệt sẽ khỏi hẳn. 
  • Điều trị bằng cách thay đổi sinh hoạt như chế độ ăn uống, hợp lý, hạn chế sử dụng chất kích thích… và bổ sung các thực phẩm tự nhiên hay các bài thuốc Đông y như ngải cứu. 

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không là thắc mắc, lo lắng của nhiều bé gái khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bác sĩ Hoàng Duy chia sẻ, chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào hoạt động của hệ trục tuyến yên, buồng trứng và vùng dưới đồi. Chính nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của hệ trục này mà chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới diễn ra nhịp nhàng và đều đặn.

Ở bé gái mới bước vào độ tuổi dậy thì, các cơ quan sinh dục nữ vẫn chưa phát triển toàn diện nên hoạt động của hệ trục này bị rối loạn. Do đó, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt trong vòng 1-2 năm đầu tiên được xem là bình thường.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên mà không được can thiệp, tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bé gái trong tương lai.

Vì thế, bố mẹ cần lưu ý và đưa bé thăm khám ngay khi nhận thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài, hoặc thăm khám ngay khi bé có những triệu chứng kinh nguyệt nặng nề.

Biện pháp phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Để những kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, các bạn gái ở tuổi dậy thì cần đề ra một số biện pháp hữu ích ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ góp phần tạo nên sự ổn định cho sức khỏe. Từ đó giúp chế độ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, thuận lợi hơn. Trong khẩu phần ăn cần tăng cường bổ sung các loại khoáng chất, rau củ quả, vitamin,… Hạn chế ăn các loại đồ ăn chiên rán, quá cay nóng. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn ở tuổi dậy thì.

Rèn luyện thể dục thể thao

Rèn luyện thể dục thể thao luôn luôn là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt đối với trẻ ở tuổi dậy thì, việc vận động sẽ tăng cường lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp cân bằng nội tiết tố cho cơ thể. Hãy dành thời gian rèn luyện thể dục thể thao vận động mỗi ngày để chống lại tình trạng rối loạn kinh nguyệt. 

Biện pháp phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Biện pháp phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Chăm sóc vệ sinh “cô bé” luôn sạch sẽ

Ở độ tuổi dậy thì, nữ giới chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vệ sinh “vùng kín” đúng cách. Vì vậy, đã không có ít trường hợp bị viêm nhiễm, mắc các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Để giúp nữ giới trong độ tuổi dậy thì chăm sóc “cô bé” luôn khỏe mạnh, chúng tôi sẽ xin chia sẻ một số lưu ý sau:

  • Vệ sinh “cô bé” hằng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh làm sạch có độ pH dịu nhẹ, an toàn.

  • Khi vệ sinh, tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo, có thể khiến virus, nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.

  • Thay quần lót hằng ngày và giặt sạch quần sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt nấm men và vi khuẩn tích tụ.

  • Đối với những ngày có kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh sau 4 – 5h sử dụng, ngay cả khi chỉ ra một lượng máu kinh nhỏ.

  • Mặc quần áo thoải mái, có chất liệu thấm hút tốt. Tránh mắc trang phục bó sát gây ẩm ướt, ngứa vùng kín.

Sử dụng các thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì hiệu quả đối với các trường hợp thiếu máu, thống kinh… có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau hoặc thực phẩm chức năng của các thương hiệu uy tín, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc bổ sung hormone và các loại thuốc đặc hiệu khi chưa có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù kinh nguyệt không đều là tình trạng rất phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Phụ huynh cần theo dõi và đưa con đi khám nếu gặp các trường hợp sau đây:

  • Không có kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên.
  • Thời gian hành kinh trên 7 ngày.
  • Lượng máu kinh ra quá nhiều.
  • Máu kinh có màu sắc lạ và có mùi hôi.
  • Đau bụng dưới dữ dội, buồn nôn và nôn.
  • Ngứa ngáy hoặc sưng đỏ ở vùng kín.
  • Vùng kín tiết dịch, khí hư bất thường.

Khi nhận thấy cơ thể bé xuất hiện những triệu chứng bất thường hoặc tình trạng kinh nguyệt biến mất quá lâu, phụ huynh cần đưa con đi khám trong thời gian sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.

Câu hỏi thường gặp

Tuổi có kinh của bé gái?
Trễ kinh 3 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?
Có kinh 2 lần trong 1 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?

Sponsored Links:

'
'