Dấu hiệu và nguyên nhân bị bệnh gout – Từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh Gout (gút) không còn hiếm như trước mà dần dần nó trở thành căn bệnh ”dễ thấy”. Lí do vì sao bị gout? Dấu hiệu bệnh như thế nào?
Cùng Isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết:
Bệnh Gout là gì?
Bệnh Gout (Gút) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do khớp đau nhức, buốt.
Viêm khớp là căn bệnh rất phổ biến, có tới khoảng 35% dân số phải sống chung với căn bệnh này. Cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2-5 người bị viêm khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Gout được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát.
Thời đại ngày nay đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng gút là “bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông, thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.
Nguyên nhân bị bệnh gout?
Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, Ở Việt Nam, do lạm dụng bia rượu quá mức và chế độ ăn uống thừa chất đạm quá nhiều dẫn đến sự chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh gout.
Acid uric là nhân purin có trong DNA và RNA bị phân hủy sinh lý. Sau khi hình thành, acid đi vào máu rồi đến thận sẽ được lọc bỏ, đào thải ra khỏi cơ thể. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao, thận không kịp lọc để đào thải dẫn đến acid tích tụ thành tinh thể urat trong các mô, nhất là trong các khớp xương. Tích lũy càng nhiều càng khiến các khớp xương viêm nhiễm, đau nhức khó chịu, từ đó gây lên bệnh gút.
Ngoài ra bệnh gout có thể do di truyền hoặc do tác động của môi trường đến cơ thể làm cho hàm lượng acid uric tăng và hông được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể.
Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gout:
– Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: tiêu thụ nhiều thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, uống rượu bia thường xuyên,…
– Bị thừa cân, béo phì.
– Mắc một số bệnh như: huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường,…
– Sử dụng một số loại thuốc như: lợi tiểu, điều trị tăng huyết áp, giảm đau trong thời gian dài,…
Triệu chứng bệnh gout
Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột và xảy ra vào ban đêm. Bạn có thể bị:
Đau khớp dữ dội
Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Một số khác bị ảnh hưởng bao gồm: mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4 – 12 giờ đầu sau khi khởi phát.
Khó chịu kéo dài
Khi cơn đau dữ dội thuyên giảm, cảm giác khó chịu ở khớp vẫn có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các đợt bộc phát sau này có khả năng kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
Khớp bị viêm và sưng đỏ
Một biểu hiện khác của bệnh gút là các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, ấm và đỏ.
Người mắc bệnh gút nên uống thuốc gì?
Trong phác đồ điều trị bệnh gout bằng thuốc, mục tiêu của phương pháp này là:
- Giảm đau và sưng viêm trong các đợt cấp của bệnh
- Hạ nồng độ axit uric máu
- Dự phòng cơn Gút cấp xảy ra
Thuốc trị bệnh gút Lesinurad
Lesinurad sử dụng hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ axit uric trong máu thông quá quá trình ức chế URAT1. Thuốc được chỉ định khi cơ thể không đáp ứng các loại thuốc hạ axit uric khác.
Loại thuốc này khi dùng ở liều cao có thể gây suy thận hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng: Đau đầu, trào ngược axit dạ dày…
Thuốc điều trị bệnh gút Allopurinol
Thuốc Allopurinol 100mg là thuốc chữa gút mãn tính được sử dụng rộng rãi. Thuốc có khả năng ức chế sản xuất axit uric trong máu và nước tiểu. Từ đó, cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Bác sĩ có thể chỉ định Allopurinol trong một thời gian dài như một loại thuốc dự phòng để ổn định nồng độ axit uric, kéo dài khoảng các giữa các đợt tái phát bệnh. Thuốc được bào chế ở dạng viên hoặc thuốc tiêm. Khi sử dụng người bệnh cần thận trọng với một số tác dụng phụ như: Sốt, đau đầu, phát ban…
Viên đặc trị gout Feburic Tablet 10mg của Nhật
Viên đặc trị gout Feburic Tablet là thuốc trị gút được kê đơn tại bệnh viện của Nhật Bản. Sản phẩm được sản xuất dựa trên cơ sở khoa học và quy trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất.
- Viên đặc trị gout Feburic giúp làm giảm lượng acid uric trong máu
- Giảm sự kết tinh tinh thể urat lắng đọng ở khớp
- Giảm tần suất và mức độ đau nhức khớp gút
- Thuốc hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout, giúp bệnh nhân sống khỏe hơn, dễ chịu hơn.
- Ngoài ra, sản phẩm còn được kê cho bệnh nhân đang trị xạ ung thư (bị tăng acid uric máu).
Viên hỗ trợ trị gout Anserine Minami Healthy Foods
Anserine Minami Healthy Foods cũng là một trong những loại thuốc trị gout hiệu quả nhất, nhận nhiều phản hồi tốt.
Minami Healthy Foods sử dụng thành phần Anserine – một loại acid amin có trong các loài cá, có tác dụng hỗ trợ đào thải acid uric ở khớp và thận.
- Anserine giúp làm giảm và ổn định acid uric trong máu.
- Giảm nguy cơ lắng đọng thêm ở khớp xương
- Hỗ trợ thận đào thải acid uric
- Giúp làm giảm những cơn đau, sưng viêm cho bệnh nhân dễ chịu hơn.
Lưu ý khi điều trị bệnh gout
Điều trị có hai phần tương đối quan trọng như nhau, đó là:
Chế độ dinh dưỡng
Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin: nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục); hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); các loại đậu, măng tây, cải bó xôi; thịt đỏ ( trâu, bò, chó); thức ăn chua ( hoa quả chua, đồ muối chua)
- Tránh uống rượu, bia.
- Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, corticoid.
- Nên uống nhiều nước: khoảng 2 lít/ngày ( nước khoáng kiềm)
- Nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải
- Có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng ( thịt gia cầm bỏ da)
- Không nên đi giày quá chật
Thuốc
Các thuốc chống viêm để điều trị cơn cấp và dự phòng cơn cấp: Colchicin hay bị ỉa chảy; các thuốc chống viêm không steroid khác (Voltazen, Piroxicam, Meloxicam, Etoricoxib…) khi không có loét dạ dày hành tá tràng và thận trong với các bệnh nhân có bệnh tim mạch; dùng corticoid đường toàn thân hay tiêm tại khớp phải theo chỉ định của bác sĩ.
Các thuốc làm giảm acid uric bao gồm: thuốc giảm sản xuất acid uric ( Allopurinol – Zyloric), chú ý thuốc hay gây dị ứng, Febuxostat ít gây dị ứng hơn. Thuốc tăng thải acid uric qua thận ( Probenecid). Các thuốc này chỉ dùng khi bệnh nhân đã hết viêm khớp cấp nhưng nếu đang dùng mà có cơn cấp thì cứ tiếp tục dùng.
Người bệnh thường là khi hết cơn cấp thì tự ngưng điều trị nên acid uric máu tăng cao, bệnh tiến triển dần thành mạn tính để lại những biến chứng nặng nề ở khớp, thận và các cơ quan khác.
Vì vậy để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài.