Viêm phổi là gì? Nguyên nhân, các triệu chứng và nguyên tắc điều trị viêm phổi

Viêm phổi là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Hàng năm có 4 triệu người trên thế giới mắc viêm phổi. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong số 3 chỉ xếp sau các bệnh tim mạch và các bệnh về thần kinh trung ương. Trong đó số bệnh nhân nhiễm viêm phổi mắc phải tại bệnh viện chiếm tới 82,2% số bệnh nhân mắc viêm phổi.

Nghĩa là những bệnh nhân mắc các bệnh khác tới bệnh viện và bị măc vi khuẩn do bị nhiễm các vi khuẩn ở trong bệnh viên. Do vậy, hiểu về viêm phổi là một trong những cách phòng tránh cho chính bạn và người thân.

viêm phổi

Viêm phổi là gì? Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng nhu mô phổi. Nhu mô phổi ở đây là các tế bào ở phế nang, túi phế nang, ống phế nang , tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận. Kèm theo nhiễm trùng nhu mô phổi là hiện tượng tăng tiết dịch phế nang làm các nhu mô phổi trở nên kết dính lại với nhau, “đông đặc” lại.

Nguyên nhân gây ra viêm phổi rất đa dạng. Các nguyên nhân chính là:

  • Các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae (hay còn gọi là phế cầu) hay Haemophilus influenzae (một loại cầu khuẩn)
  • Một số virus như virus cúm A, virus sởi, thủy đậu,….
  • Một số loại nấm ký sinh gây bệnh
  • Các loại ký sinh trùng như amip, sán lá phổi, giun sán (gây ra hội chứng Loffler)
  • Các tác nhân vật lý, hóa học, dị nguyên.
viêm phổi
Streptococcus Pneumoniae là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi điển hình

Các loại viêm phổi

Viêm phổi có thể được phân loại theo nơi mắc bệnh. Trong đó bao gồm những loại sau:

1, Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

Vhổi mắc phải tại cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi cộng đồng là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. (Theo định nghĩa của Bộ Y tế nước ta thì căn bệnh cấp tính là căn bệnh có diễn biến dưới 14 ngày, nếu các triệu chứng kéo dài trên 14 ngày thì gọi là bệnh mạn tính). Các biểu hiện đó là ho, nhịp thở nhanh, lồng ngực bị lõm lại, bệnh nhân cảm thấy đau ngực dữ dội….. Tuy nhiên các biểu hiện này sẽ khác nhau tùy theo từng độ tuổi.

2, Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện xảy ra đối với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ của viêm phổi. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng của viêm phổi sau 48 giờ ở bệnh viện thì sẽ được chẩn đoán là mắc viêm phổi mắc phải tại bệnh viện. Còn nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trước 48 giờ nhập viện thì sẽ được chẩn đoán là viêm phổi cộng đồng chứ không đủ điều kiện để chẩn đoán là viêm phổi mắc phải tại bệnh viện.

3, Viêm phổi do nhiễm trùng cơ hội

Xảy ra khi hệ miễn dịch của bệnh nhân suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi.

Viêm phổi cũng có thể phân loại theo giải phẫu:

  • Viêm phổi thùy
  • Phế quản phế viêm

Hoặc theo biểu hiện lâm sàng:

  • Viêm phổi điển hình
  • Viêm phổi không điển hình

Ngoài ra viêm phổi còn có thể phân theo nguyên nhân gây bệnh hoặc mức độ nặng của bệnh (đối với nhi khoa). Tất cả tạo nên những diễn biến phức tạp của viêm phổi.

Đường xâm nhập của các tác nhân gây bệnh

Đường xâm nhập chủ yếu nhất đó là hít vào phổi. Ngoài ra còn từ ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc từ đường máu.

Điều kiện khiến bạn dễ mắc viêm phổi

  • Thời tiết lạnh
  • Sau bị cúm, sởi….
  • Cơ thể suy yếu: người già, các bệnh nhân suy dinh dưỡng
  • Do nằm lâu: hôn mê, do tai biến mạch máu não…
  • Biến dạng lồng ngực: gù, vẹo cột sống…
  • Tắc nghẽn đường hô hấp.

Biểu hiện của viêm phổi

Triệu chứng lâm sàng dễ quan sát nhất khi bệnh nhân mắc viêm phổi điển hình. Triệu chứng điển hình nhất của nạn nhân là ho (ban đầu ho khan, đau rát họng, sau đó ho ra đờm, trong đờm có mủ xanh, vàng). Bệnh nhân còn cảm thấy đau ngực, khó thở nhiều mức độ (mức độ khó thở được đo theo các thông số: tần số thở, cánh mũi phập phồng (?) co kéo cơ hô hấp phụ (?) rút lõm lồng ngực (?)). Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, mệt mỏi.

Bác sĩ khi khám phổi sẽ có các động tác nhìn, sờ, gõ, nghe. Khi đó họ sẽ phát hiện ra những triệu chứng cực kỳ đặc trưng của bệnh viêm phổi.

Đối với các xét nghiệm cận lâm sàng khác thì bao gồm các phát hiện sau:

  • xét nghiệm công thức máu thấy số lượng bạch cầu giảm, đồng thời tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng. (bạch cầu đa nhân trung tính là loại bạch cầu tăng trong các bệnh viêm, xuất hiện nhiều tại ổ viêm). Đôi lúc lại thấy bạch cầu không tăng.
  • xét nghiêm tìm vi khuẩn gây bệnh trong đờm, cấy máu hoặc cấy đờm để tìm vi khuẩn

Điều trị viêm phổi

Nguyên tắc điều trị

Viêm phổi là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng đồng thời nếu không điều trị đúng phương pháp có thể khiến bệnh nặng hơn rất nhiều. Sau đây là một số nguyên tắc điều trị

  • Sử dụng thuốc điều trị đúng nguyên nhân
  • Sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Đặc biệt đối với trẻ bị viêm phổi bắt buộc phải điều trị kháng sinh để tránh các bội nhiễm khác. (Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu)
  • Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng
  • Nâng cao thể trạng bệnh nhân.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'