Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì Thời điểm giao mùa chính là lúc rất nhiều dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam . Với sức đề kháng còn non nớt thì nguy cơ nhiễm các bệnh dịch ở trẻ nhỏ là rất cao . Để chăm sóc và điều trị cho trẻ khỏi bệnh , cần sự quan tâm , chú ý của các bậc cha mẹ . Một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý sẽ góp phần làm bệnh mau lành và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến do các loại virus khác nhau gây ra, thường gặp nhiều nhất là ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.Chăm sóc trẻ nhỏ trong giai đoạn bị bệnh và phục hồi rất quan trọng, đặc biệt là dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng tốt chống lại vi-rút gây bệnh. Do vậy, khi bị tay chân miệng, phụ huynh nên chú ý đến chế độ ăn uống và hiểu rõ bệnh tay chân miệng kiêng gì để chăm sóc tốt cho bé.
Nội dung bài viết:
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Những loại thức ăn dạng lỏng, mềm
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn những loại thực phẩm như cháo hoặc súp để dễ hấp thu cũng như tiêu hóa tốt hơn, không bị đau rát trong miệng. Ngoài ra, để giúp bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên kết hợp với nhiều loại củ, quả khác nhau như cháo lươn đậu xanh, cháo sườn nấu đậu, cháo tôm cà rốt,…
Thực phẩm thanh mát, điều hòa cơ thể
Cơ thể trẻ trong thời gian nhiễm bệnh sẽ bị nóng trong người. Do đó, mẹ nên kết hợp bột sắn dây vào khẩu phần ăn thường ngày của trẻ để làm dịu mát cơ thể hoặc cho trẻ ăn nhiều đu đủ vì vị ngọt, mềm cũng như giàu vitamin sẽ giúp giảm bớt các vết loét trong khoang miệng, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị tay chân miệng ở trẻ.
Cho trẻ dùng các món ăn từ trứng
Những món ăn được chế biến từ trứng thường mềm, trẻ sẽ dễ nhai dễ nuốt hơn. Đồng thời, trẻ còn nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng khác từ loại thực phẩm này như sắt, vitamin và khoáng chất.
Nên cho trẻ uống nhiều nước
Đảm bảo rằng trẻ phải được uống nhiều nước để giữ đủ nước cần thiết trong cơ thể, đặc biệt là thức uống từ cam, chanh, sữa chua,… để cung cấp hàm lượng vitamin C. Ngoài ra, nếu thấy trẻ có dấu hiệu mất nước như khô môi, mắt trũng hoặc lượng nước tiểu giảm đột ngột cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Nên Kiêng ăn gì khi bị tay chân miệng ?
- Không cho trẻ ăn những thức ăn cứng, nóng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vết loét, khiến trẻ đau đớn, khó ăn và khó nhai nuốt.
- Không cho trẻ ăn những đồ ăn vặt mặn, cay, đồ nhiều dầu mỡ dù đó là món yêu thích của trẻ.
- Đồng thời, tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ; không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
- Trẻ nên tránh ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu chất béo khác như phô mai, bơ vì sẽ làm cho da tiết dầu nhiều, khiến tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn
Một số lưu ý khác khi trẻ mắc bệnh
- Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của trẻ nếu chưa rửa tay.
- Tránh tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với trẻ.
- Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như đồ chơi và tay nắm cửa.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm sau bữa ăn.
Nguồn :sưu tầm
➡➡XEM THÊM :
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cho cha mẹ
[HOT]Tăng chóng mặt số Trẻ bị tay chân miệng: 4 dấu hiệu cha mẹ nào cũng cần biết
Bị tay chân miệng phải kiêng gì?
Bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi