Nên ăn gì và tránh ăn ăn gì khi bị mắc bệnh sởi?

Khi bị sởi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng để hồi phục và tăng sức đề kháng, giúp nhanh khỏi bệnh. Và câu hỏi đặt ra là  bé bị sởi mẹ kiêng ăn gì hay bị sởi bao lâu thì khỏi, người lớn  mắc sởi nên ăn gì???

Nếu không cung cấp dinh dưỡng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ bị sởi thường chán ăn, bỏ ăn hay từ chối không ăn do bị viêm loét ở miệng, do tình trạng nhiễm trùng; nôn và tiêu chảy.

Nên ăn gì và tránh ăn ăn gì khi bị mắc bệnh sởi?
Nên ăn gì và tránh ăn ăn gì khi bị mắc bệnh sởi?

Nguyên tắc và chế độ ăn khi bị sởi: 

– Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, giàu vitamin – khoáng chất thiết yếu.
– Ăn đa dạng thực phẩm : 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày.
– Thức ăn chế biến dạng lỏng, hay mềm, theo sở thích của từng bệnh nhân.
– Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hòan toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.
– Nên bổ sung các dạng siro, hay dạng cốm đa vitamin – khoáng chất cho trẻ em, hay viên đa vitamin khoáng chất cho người lớn giúp cho nâng cao miễn dịch, mà trong thành phần các sản phẩm dinh dưỡng này cần có các thành phần như vitamin A, E, C, kẽm, selen…, trong đó quan trọng hơn cả là vitamin A, C và kẽm. Bởi vitamin A, C và kẽm đều là những vi chất quan trọng giúp nâng cao miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Cần ăn gì khi bị sởi?

Cần ăn gì khi bị sởi? 
Cần ăn gì khi bị sởi? 

1. Các loại thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản. Đây cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
2. Các loại rau, quả có màu vàng, đỏ (cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh…). Các loại rau này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… Các loại quả khác giàu vitamin C như bưởi, táo, lê… giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước.
3. Phải cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong giai đoạn trẻ đang sốt, nôn. Có thể cho trẻ uống nước quả như nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.

Thực phẩm nên tránh khi bị sởi

1. Kiêng ăn các loại gia vị cay nóng và các loại rau kích thích như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là…
2. Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên xào, đồ nướng, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate…
3. Tuyệt đối tránh các thức ăn mà người bệnh đã bị dị ứng trước đó hoặc các thức ăn lạ.

Cần bổ sung vitamin A

Đặc biệt, bệnh sởi làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A, kể cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin A vẫn có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa. Phác đồ điều trị bệnh Sởi của Bộ Y tế chỉ rõ trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A theo liều sau (Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 1327/QĐ-BYT, ngày 18/4/2014):

  • Trẻ < 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
  • Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
  • Trẻ > 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp

Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.

Việc bổ sung này giúp dự trữ vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi, kể cả ở trẻ được nuôi dưỡng tốt và có thể giúp bảo vệ mắt, chống mù lòa. Bổ sung vitamin A đã được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi. Do đó, bắt buộc tất cả trẻ em mắc sởi đều phải được uống vitamin A theo phác đồ của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, trước khi bổ sung vitamin A cho cơ thể, cần tham khảo ý kiến bác sĩ là liều lượng cần bổ sung, tránh tình trạng bị ngộ độc vitamin A.

Tags:

Sponsored Links:

'
'