Tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai, tiêm những mũi gì, khi nào?

Mang thai vừa là nghĩa cử cao đẹp vừa là một niềm vui vô cùng to lớn đối với những bậc làm cha mẹ.  Chính vì thế, để đảm bảo rằng từ lúc được hình thành là một bào thai, con sẽ được bảo vệ lớn lên và  chào đời khỏe mạnh , các bác sĩ và chuyên gia đã khuyên các mẹ trước khi có ý định mang thai, nên tiêm phòng vắc- xin.

Trong bài viết này, Isuckhoe đem đến cho các bạn kiến thức về việc tiêm vắc xin cho mẹ bầu, mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào và thời gian trước bao lâu trước khi mang thai

Tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai, tiêm những mũi gì, khi nào?
Tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai, tiêm những mũi gì, khi nào?

Tại sao cần tiêm vắc xin trước khi mang thai?

Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc…, chị em cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho hành trình 9 tháng mang thai khỏe mạnh. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì tiêm ngừa đầy đủ các mũi vắc xin được khuyến cáo dành cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Mặt khác, khi mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì đó mà tăng lên. Do đó việc chích ngừa trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Tại sao cần tiêm vắc xin trước khi mang thai?
Tại sao cần tiêm vắc xin trước khi mang thai?

 Những loại vắc- xin cần tiêm trước khi mang thai.

Những vắc xin mà phụ nữ trước khi có bầu cần tiêm đó là: sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B nhằm tránh những rủi ro cho thai kỳ.

1. Tiêm phòng sởi trước khi mang thai

Mẹ mang thai nếu bị bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.

2.  Tiêm phòng quai bị trước khi mang thai

Virus quai bị có thể tác động xấu đến buồng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối mang thai nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu/ sinh non.

3. Tiêm phòng  Rubella trước khi mang thai

Trong 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ nhiễm virus rubella thì 90% thai nhi bị dị tật chủ yếu liên quan đến não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển. Hiện đã có vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi mang thai 3 tháng.

4 Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

Bệnh này có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu thì nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng.

5.  Tiêm phòng Cúm trước khi mang thai

Đây là bệnh thường gặp, không gây biến chứng nguy hiểm nhưng với bà bầu, bệnh cảm cúm có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.Bệnh

6. Tiêm phòng Viêm gan B trước khi mang thai

Đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc có hướng giải quyết tránh nguy cơ truyền virus sang cho bé.

Tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai bao lâu?

Đối với những vắc xin cần chích ngừa trước khi mang thai, cần lưu ý thời gian thụ thai sau tiêm như sau:

  • Với vắc xin rullbela cần tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.
  • Vắc xin thủy đậu nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm
  • Nên tiêm phòng vắc xin quai bị trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
  • MMR – vắc xin 3 trong 1 ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc xin không nên tiêm phòng khi mang thai. Về lý thuyết, vaccine MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…
  • Với vắc xin cúm và uốn ván có thể tiêm phòng khi mang thai được. Tuy nhiên, tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện vào tuần 26 của thai kỳ
  • Với vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung, sau mũi tiêm cuối cùng, 3 tháng tới chị em mang thai là tốt nhất.
  • Đối với viêm gan siêu vi B (gồm 3 mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Nhưng nếu chị em nào có thai trong thời gian đang chích ngừa cũng không ảnh hưởng gì và có thể chích tiếp hoặc đợi sau khi sinh tiêm mũi nhắc lại.

Ngoài ra, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch tránh thai hợp lý. Nếu ngay khi tiêm phòng đã thụ thai cần hỏi xin ý kiến của chuyên gia.
  • Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác.
  • Khi có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng các chị em cần nhờ sự tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 – 24 giờ.

Quên tiêm phòng trước khi mang thai phải làm sao?

Quên tiêm phòng trước khi mang thai phải làm sao?
Quên tiêm phòng trước khi mang thai phải làm sao?

Một khi đã quên tiêm phòng trước khi mang thai thì bạn không nên tiêm bù. Mà hãy tìm hiểu thật kỹ về thời gian của các mũi tiêm. Nếu mũi nào còn tiêm được trong khi mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Tuyệt đối, không được tiêm khi không có chỉ dẫn của bác sĩ, bởi các vacxin tiêm phòng trước khi mang thai điều có chỉ định về thời gian và liều lượng rõ ràng, nếu tiêm không đúng thời điểm sẽ gây hại cho thai nhi và có thể để lại dị tật bẩm sinh.

Vì không được tiêm phòng nên cơ thể bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn. Và cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu lúc này chính là tránh xa các nguồn bệnh, nâng cao sức đề kháng của bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục hợp lý.

Hơn nữa, bạn cũng không nên lo lắng quá nếu như quên tiêm phòng trước khi mang thai. Bởi việc lo lắng sẽ dẫn đến stress, có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn và thai nhi.

Chúc các mẹ có một thai kỳ hoàn hảo.

Tags:

Sponsored Links:

'
'