Nóng giận là gì? làm thế nào để người trẻ hết nóng giận?

Đây là bài viết 13 / 14 trong series Chữa ung thư

Nóng giận là gì? làm thế nào để người trẻ hết nóng giận?Tức giận là phản ứng bình thường của hệ thần kinh khi phải đối mặt với điều không mong muốn. Tuy nhiên, bị tức giận thường xuyên hoặc có quá nhiều thời gian trong ngày trải qua cơn tức giận sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Kiềm chế cơn giận không phải là điều dễ dàng . Bài viết nổi tiếng của thầy Nguyễn Đình Cống: BÀN VỀ NÓNG GIẬN- Một số bạn trẻ thường hay xẩy ra nóng giận, có yêu cầu tôi viết vài ý kiến về vấn đề này. Trước đây tôi đã viết 8 bài đăng trên Facebook thành 8 lần. Nay tôi đăng lại toàn bộ 8 bài cùng lúc để các bạn tham khảo.

Nóng giận là gì? làm thế nào để người trẻ hết nóng giận?
Nóng giận là gì? làm thế nào để người trẻ hết nóng giận?

NÓNG GIẬN là gì?

( 1 ). Đó là trạng thái tâm lý ( có khi thể hiện ra hành động ) không vừa lòng ở mức cao, là sự phản ứng gay gắt. Nguyên nhân từ 2 phía, bên ngoài và bên trong.

1- Bên ngoài- Đó là lời nói hoặc hành động xúc phạm đến tự ái, danh dự, thân thể, quyền lợi…, cũng có thể là những thông tin hoặc sự viêc thể hiện sự áp bức, mất công bằng, đểu cáng đối với người khác.

2- Bên trong, đó là thiếu khả năng kìm nén bản thân, là thiếu lòng yêu thương và tôn trọng người khác, là không nhận thức được hết các tác hại mà nó mang lại. Những điều này của mỗi người là khác nhau về mức độ, chúng được hình thành từ 3 nguồn :

A- Trời phú, sinh ra đã thế ( tiên thiên, di truyền ).

B- Ảnh hưởng của giáo dục ( của gia đình, nhà trường, xã hội…)

C- Sự tu dưỡng của bản thân.

Cũng bị xúc phạm như nhau nhưng mỗi người có thể phản ứng khác nhau. A có thể mỉm cười và cho qua; B có thể ghi nhớ nhưng không nói;

C- trả lời bằng một câu hằn học hoặc chua cay;

D- Dùng lời lẽ thô tục hoặc chửi rủa;

E- Dùng nắm đấm hoặc gậy gộc,

F- dùng dao, súng…

Trước một sự việc mỗi người có quyền tự do chọn cho mình phản ứng thích hợp và mỗi sự phản ứng sẽ mang lại kết quả tương ứng. Người khôn ngoan, thông minh chọn cách phản ứng có cân nhắc, có suy nghĩ.Những kẻ chỉ biết phản ứng theo bản năng cứ tưởng mình là người hùng nhưng thật ra là loại thấp kém.
Có hai mức độ nóng giận : của người chân chính và của kẻ tầm thường .1- Người chân chính ( anh hùng, tráng sỹ…) giận những hành vi áp bức, bóc ột, hà hiếp, bất công. Đó là sự nổi giận của Lục Vân Tiên, của Hán Minh, Từ Hải, của các chiến sỹ cách mạng…2-Kẻ tầm thường nóng giận vì những chuyện vụn vặt, vì tự ái hoặc nhầm lẫn

NÓNG GIẬN- ( 2 )- Hành động nổi giận của những anh hùng, tráng sỹ khi biết về sự áp bức, hà hiếp của kẻ dùng sức mạnh đối với người yếu hơn

…để rồi tìm cách trừng trị kẻ ác và cứu giúp nạn nhân, có thể nói đó là chân chính, Trong hành động này chủ yếu là giận, rất giận nhưng không hoặc ít nóng nảy. Chúng ta tạm gác lại sự giận này mà tập trung bàn về sự nóng giận tầm thường.

Khi P trút nóng giận lên Q ( Q có thể là một hoặc nhiều người, cũng có thể là đồ vật hoặc những thứ vô tri giác ) thì gây ra những tác hại thấy được và không thấy được.
Tác hại thấy được là khá rõ ràng ( mọi người đã biết ). Dưới đây chỉ bàn về tác hại không thấy. Đó là tác hại lên hệ thần kinh và thông qua hệ thần kinh tác động vào nhiều nội tạng trong cơ thể. Khi nóng giận mặt thường đỏ, đó là huyết áp đã tăng lên rất cao, ruột thường bị quặn đau vì trong máu đã sinh ra một số độc tố. Đã từng xẩy ra trường hợp vì quá giận mà xấy ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não… dẫn đến tử vong. Bà mẹ đang nổi giận, cho con bú, con bị ngộ độc. Khi P trút nóng giận lên Q cứ tưởng rằng kẻ bị thiệt hại là Q nhưng không ngờ kẻ hứng chịu tác hại không thấy được lại chính là P. Người ta cho rằng khi P nóng giận là đã tự đầu độc hệ thần kinh của mình.

Tích luỹ chất độc nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh tật. Nhiều người bị bệnh dạ dày là do đã tích luỹ nóng giận. Những người hay nóng giận phải suy nghĩ sâu sắc và nhận thức rõ tác hại không thấy này thì mới có quyết tâm khắc phục sự nóng giận. ( còn tiếp )

NÓNG GIẬN ( 3 )- Có bạn đưa ra ý kiến là không nên nóng giận trong mọi trường hợp, được như vậy là quá tốt..

Quan trọng là người thỉnh thoảng nóng giận, làm sao để có thể bỏ được hoặc hạn chế. Trước hết cần đưa ra một số nhận thức sai lầm :
1- Cho rằng nóng giận là bản tính tự nhiên của con người, là nhu cầu cần thoả mãn.Điều này là đúng đối với loại người tầm thường, thậm chí là có đạo đức thấp kém. Còn đối với người có trình độ văn hoá cao thì nóng giận là một đức tính xấu cần loại bỏ, Nếu bạn tự cho rằng mình là ngưòi thấp kém thì bạn có quyền tự do chọn lựa cách hành xử nóng giận khi gặp phải tình huống không vừa ý và cũng tự do nhận lấy hậu quả của việc đó. Còn nếu bạn cho rằng mình là người tử tế, có văn hoá, có giáo dục thì phải thấy cần tu dưỡng để loại bỏ nóng giận ra khỏi cách hành xử.

2- Cho rằng nóng giận là không sửa chữa được. Đó là nhận thức quá sai lầm. Chỉ có những kẻ ngu dốt và liều lĩnh, không chịu học hỏi , không biết yêu thương và tôn trọng người khác mới suy nghĩ như vậy. Còn những người có lương tri bình thường, thấy được tác hại của nóng giận , có quyết tâm thì đều có thể dần dần từ bỏ được.( sẽ trình bày sau)

3- Khi P trút nóng giận lên Q thì tưởng rằng người bị thiệt là Q còn P là kẻ chiến thắng. Rất sai lầm. Trong việc này cả P, Q và tập thể, môi trường đều bị thiệt mà P bị thiệt nhiều hơn ( P phải nhận tác hại đến hệ thần kinh, không thấy được, bị mọi người chê trách, bị phản ứng trở lại của Q và bạn bè của Q…).

4- Khi nóng giận chỉ biết đổ lỗi cho khách quan ( P đổ lỗi cho Q, cho là tại Q thế này, thế nọ…) mà không thấy ràng cũng tại phẩm chất của P quá kém. Nhớ rằng trước một tác động mỗi người có quyền tự do lựa chọn phản ứng ( A; B; C; D…, đã viết trong bài 1 ). Để có một hành động nóng giận phải có đủ 2 yếu tố : bên ngoài và bên trong. Thiếu một yếu tố không thể có nóng giận 

NÓNG GIẬN (4 )- Đã có một số bạn bình luận, đưa ra vài ý kiến cần trao đổi. Có lẽ nên thống nhất quan điểm thế nào là.., thế nào chưa phải là nóng giận.

Tôi cho rằng trong khi nóng giận thường kèm theo sự mất bình tĩnh, thiếu làm chủ bản thân, sau khi nóng giận tan đi thường có hối hận. Như vậy chủ yếu là nóng nảy kết hợp tức giận. Có thể có trường hợp giận mà không nóng.( giận rồi để trong lòng ). Có thể R ( bậc trên ) đang mắng mỏ, quát tháo S ( bậc dưới ) nhưng không nóng giận vì R có chủ ý, không mất bình tĩnh, vẫn làm chủ hành động của mình. Việc R làm là nhằm mục đích ra uy ( để cho cấp dưói nẻ, sợ ) hoặc răn đe, giáo dục. R có thể to tiếng hoặc gay gắt nhưng chưa đạt mức nóng giận. Có vài bạn cho là nóng giận cũng là một cách xả stress. Theo tôi có lẽ cũng không phải. Khi bị buồn bực, stress bạn có thể hét lên vài tiếng, đập phá một thứ gì đó, bạn làm một cách chủ động…thì chưa phải là nóng giận. Chính vì cho rằng việc làm của R cũng là nóng giận và hét lên vài tiếng để xả buồn bực cũng là nóng giân nên có bạn đã cho là nóng giận có 2 mặt tốt và xấu ( P trút nóng giận lên Q là xấu còn R mắng S và hét vài tiếng là tốt ), Theo tôi không phải như vậy.

Đê khắc phục, từ bỏ được nóng giận, trước hết cần phải nhận thức đúng các tác hại của nó, đặc biệt là tác hại lên hệ thần kinh, nhận thức rõ các sai lầm

NÓNG GIẬN ( 5 ) Để khắc phục tính nóng giận trước hết cần thấy rõ các tác hại , có hiểu biết đúng về nguyên nhân, về các nhận thức sai lầm và có quyết tâm.

Nguyên nhân có khách quan và chủ quan. Khách quan chủ yếu không phụ thuộc vào ta, ta khó thay đổi. Phải thay đổi chủ yếu từ chủ quan. Khi chịu một sự tác động từ bên ngoài, mỗi người có quyền tự do lựa chọn cách phản ứng trở lại ( chấp nhận, cho qua, nhẹ nhàng, quyết liệt, mừng, giận… nói chung là tích cực hay tiêu cực.) Thông thường P nổi nóng khi cho rằng Q đã xúc phạm mình.Có một câu rất nổi tiếng nhưng để hiểu được thì rất khó vì cần phải ngẫm nghĩ rất sâu “ không ai có thể xúc phạm bạn nếu bạn không chấp nhận sự xúc phạm ấy”. Khi cho rằng bị xúc phạm thì trước hêt nên thật bình tĩnh để xem mình có lỗi gì không ( dù rất nhỏ ) trong việc này , để thực hiện điều “ tiên trách kỷ, hậu trách nhân “ ( điều này nghe và thuộc thì dễ nhưng để thực hiện đúng là rất khó vì người ta thường thấy rất rõ cái hay, cái đúng của mình cũng như cái dở, cái xấu, cái sai của người khác mà rất khó khi thấy ngược lại ). Nếu thấy được cái sai của mình, trước tiên tự trách mình, thế thì còn nổi nóng làm sao được nữa. Nếu P không thấy mình sai ở đâu cả thì tìm cách thông cảm với Q ( trên cơ sở tình yêu thương và tôn trọng ). Thí dụ P đang đi trên đường, bỗng có một đứa trẻ Q chạy theo ném chất bẩn vào áo quần rồi bó chạy. Bạn là P, bạn sẽ phản ứng như thế nào ? ( còn tiếp )

NÓNG GIẬN ( 6 ) Khi chịu ( hoặc nhận ) một sự tác động từ bên ngoài người ta có thể phản ứng lại bằng nhiều cách khác nhau

. Cách phản ứng của mỗi người phụ thuộc vào phẩm chất của họ. Mỗi người có quyền tự do lựa chọn cách phản ứng mà mình cho là đúng. Mình cho là đúng nhưng để biết cái đúng ấy là hay hoặc dở, tốt hoặc xấu thì còn phải xem xét hệ quả nó mang lại. ( có thể đúng với A; B nhưng sai với C; D..) Thông thường sự việc xẩy ra nhanh, người ta không có đủ thời gian để suy nghĩ, cân nhắc mà là phản ứng tức thời. Sự phản ứng ấy là kết quả của một quá trình lâu dài rèn luyện phẩm chất và hoàn chỉnh nhận thức để tạo ra tính cách, nhân cách.
Trở lại thí dụ P bị Q ném chất bẩn ( sửa lại một chút, không phải Q bỏ chạy mà đứng lại cười…). Nếu P là kẻ tầm thường sẽ nổi nóng, phản ứng lại bằng cách chửi bới, gây gổ, dẫn tới đánh nhau…Khi P là người điềm tĩnh sẽ tự hỏi tại sao lại thế, liệu mình có vô tình phạm phải lỗi nào đó với Q không ( thí dụ đụng phải chỗ bị thương, làm nó đau, đụng phải làm hỏng một cái gì đó của nó…).Câu “ Tiên trách kỷ, hậu trách nhân “ là nên dùng vào đây. Người điềm tĩnh và cao thượng sẽ ôn tồn hỏi Q “ xin hỏi, không biết tôi đã vô tình làm gì để bạn phật ý “ và có thể nói lời xin lỗi nếu cần.. Nếu không hỏi được hoặc không nhận được câu trả lời thì người điềm tĩnh nhưng tầm thường sẽ cho qua, bỏ đi nhưng trong lòng vẫn ấm ức và nghĩ xấu về Q, còn người cao thượng sẽ thông cảm và thương xót. Tại sao lại thông cảm hoặc thương xót khi mình không có lỗi gì cả. Thông cảm …chà.. người này nhầm mình với ai đó đã từng làm hại nó, nay nó trả thù ( nhầm ), Nên tha thứ cho người bị nhầm ! Tại sao lại thương xót…Tại vì Q không bình thường, hoặc bị tâm thần, hoặc bị một cơn stress do ai đó gây ra, đang tìm cách xả nóng giận, đó là con người dáng thương.( người thông minh, bình thương không ai đi ném bẩn vào người khác…)
Khi chịu một tác động, bạn ngay lập tức có phản ứng, đó là kết quả của quá trình lâu dài hình thành tính cách. Các tính cách khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau. Bạn có quyền tự do, hãy dùng quyền đó sao cho hợp đạo lý.

NÓNG GIẬN ( 7 )- Có những người không hoặc rất ít khi nóng giận.

Nếu có nóng giận cũng chỉ ở mức vừa phải, không gây nên hậu quả đáng tiếc, phải ân hận. Đó là những người có tính cách điềm đạm, biết nhường nhịn, cao thượng… nhờ sinh ra đã được Trời phú cho hoặc là kết quả của một quá trình giáo dục và tu dưỡng đúng đắn lâu dài. ( không kể một số ít do bản tính ươn hèn, do tật bệnh mà không thể nóng giận được ).Chuyên đề này ít có tác dụng với những người như vậy.
Phần lớn người ta sẽ nóng giận khi “ bị xúc phạm” hoặc cho rằng mình đang bị xúc phạm ( do hiểu nhầm ).Chuyên đề này chủ yếu trao đổi với những người như vậy, thỉnh thoảng không tự kìm chế được mà để xẩy ra nóng giận.

Nhắc lại câu trong bài 6 “ Không ai có thể xúc phạm bạn nếu bạn không chấp nhận sự xúc phạm ấy” ( đó là một phần triết lý của Lỗ Tấn trong quyển sách AQ chính truyện ). Thí dụ có người chửi hoặc đánh, AQ nghĩ rằng nó chửi , nó đánh mình thì cũng như nó chửi, nó đánh bố nó. Nó đánh bố nó thì kệ nó….Bạn đang ngồi chơi, bỗng có người đến ôm bạn, sờ đầu bạn…, nếu bạn cho đó là sự xúc phạm thì nó thành xúc phạm, nhưng nếu bạn không chấp nhận đó là xúc phạm mà cho là cử chỉ âu yếm hoặc một sự nhầm lẫn ( nhầm bạn với ai đó ) thì sẽ khác ( bạn sẽ hỏi …đằng ấy có nhầm tớ với ai đấy không…). Có người tự dưng mắng chửi bạn… khi bạn chấp nhận sự mắng chửi đó là đã bị xúc phạm, còn nếu bạn không chấp nhận, cho rằng người đó bị nhầm hoặc bị tạm thời thiếu lý trí thì sẽ cho qua.( xem đó không phải là cố tình xúc phạm, không chấp nhận đó là xúc phạm ).

Có một số ít người sẵn sàng nóng giận bất kỳ lý do nào…, đó là những kẻ quá thiếu giáo dục, , chuyên đề này chưa có điều kiện đề cập đến, với những người này phải dùng biện pháp cao hơn

NÓNG GIẬN ( 8 ) Để từ bỏ được hoàn toàn sự nóng giận là tương đối khó, trước hết cần phải nhận thức rõ nóng giận là có hại, chủ yếu là hại cho mình,

khi có một sự tác động từ bên ngoài, mình có quyền tự do lựa chọn sự phản ứng, nên lựa chọn cách ôn hoà, không ai bắt buộc lựa chọn sự nóng nảy. Phải tập khả năng tự kìm chế bản thân, không quá đề cao tự ái cá nhân. Tập tự kìm chế từ những việc nhỏ hàng ngày . Phải tu dưỡng đạo đức, lấy tình thương yêu và tôn trọng để đối xử với mọi người. Tình thương yêu và lòng tôn trọng là nền tảng của mọi đạo đức. Tập luyện dần dần, sẽ đến lúc trở nên con người điềm đạm, được mọi người quý mến. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì nên tập “ Ngồi thiền”, tập “ Khí công”, vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa tu tâm dưỡng tính.
Lỡ ra trong một lúc nào đó, không kịp kìm nén mà để xẩy ra nóng giận thì làm thế nào ?

. Trước hêt phải ý thức được là mình đang lên cơn nóng giận ( nghĩa là đang phạm sai lầm ), chớ tiếp tục đẩy sự nóng nảy lên cao hơn, mà tìm cách giảm xuống. Có người khuyên nên nuốt giận vào lòng ( nhẫn nhịn… ), cách đó tạm có lợi trước mắt nhưng có hại về lâu dài. Khi nuốt giận vào lòng là đã đầu độc hệ thần kinh ( giống như dùng nước có chất độc để giải khát ).Nuốt giận một vài lần trong đời còn tạm được chứ nuốt nhiều lần quá dễ sinh bệnh tật. Tốt hơn là tìm cách xả ngay cơn nóng giận bằng một hành đông vô hại như hít thở một vài hơi, hít sâu, thở mạnh ra để tống khứ cái nóng giận trong lòng, Khi nóng giận quá mức có thể hét lên vài tiếng, đấm, đá vào một vật gì đó như gốc cây, bức tường, cục đá…để xả ra năng lượng xấu vừa hình thành. ( gọi là xả nóng giận chứ không phải dùng nóng giận để xả strees ). Khi biết mình đang nóng giận thì đừng nói gì, đừng làm gì đến người khác cả. Để cho xẩy ra nóng giận rồi tìm cách xả thì không bằng việc không để cho nó xẩy ra.( châm ngôn : Khi nóng giận mà làm việc gì giống như căng buồm ra biển khơi lúc trời nổi giông bão )

Các bạn thỉnh thoảng vẫn vấp vào trạng thái nóng giận. Các bạn có muốn trở thành con người được yêu mến, quý trọng, được thành công không ? Nếu muốn thì phải tìm cách khắc phục, phải loại bỏ nhận thức “ nóng nảy là bản tính, không sửa chữa được” và một vài nhận thức sai như đã trình bày ở bài 3. ( kết thúc ).

Sponsored Links:

'
'