Thiền tọa cơ bản – Ngồi thiền hàng giờ không tê chân toàn tập!

I. Các giai đoạn của thiền

1. Chuẩn bị: trước khi thiền nhớ đặt lịch và thiền đúng vào khung giờ xác định, việc tuân thủ kỷ luật giúp tăng ý chí (sau này hứa gì làm nấy, nói ra là thành sự thật), cơ thể quen dần với kỷ luật, tiềm thức được cài đặt…, cơ thể sẽ nghe lời răm rắp…, sau này chỉ cần hô thầm: đóng huyệt đạo rồi thản nhiên tắm vào lúc 1h đêm (ví dụ vậy, đừng bắt trước nha)

Tâm trí đến với thiền phải thật thoải mái (rất quan trọng), đừng bao giờ nghĩ rằng đến với thiền là phải cố chịu đau nhé, không là khó ngồi lắm vì não đã phím cho bọn kia là “chuẩn bị đau đấy”.

2. Khởi động: Mới tập thì cần khởi động khoảng 15 phút hoặc đi tắm, vươn dãn các cơ khớp cho đỡ tắc mạch máu, tốt nhất là vẩy tay tầm 1000 cái rồi ngồi thiền, sẽ thấy khác hẳn, nếu không khởi động thì cơ thể thường tắc, khi tắc thì các luồng khí chạy khó (cứ tưởng tượng cái vòi nước bị tắc ấy, nước sẽ tràn theo những khe hẹp làm vòi xoay tứ tung) dẫn đến cơ thể khó chịu và thường xuyên rung lắc… không thể tập trung được. Ngồi không yên thì buổi thiền coi như vứt đi.

3. Định thân
Giai đoạn đầu cần cố định chỗ ngồi và thế ngồi… để ngồi cho thật vững, ngồi kiểu gì cũng được miễn là thẳng lưng. Xếp được kiết già thì tốt. Lưu ý là đừng bao giờ sợ hỏng chân khi thiền vì cho đến nay chưa từng ghi nhận trường hợp nào bị hỏng chân (nhưng hỏng đầu thì có đấy).

Sau khi cố định được vị trí, vị thế ngồi (tức là có thể ngồi được lâu) thì cố gắng giữ nguyên vị, đừng có rung rinh, lắc lư…

Khi ngồi thì phải biết thả lỏng hết các cơ bắp, nhất là cơ mặt và vai (cứ tưởng tượng một cái xác bị treo đầu lên, còn tay chân rũ tiệt xuống hết sẽ hiểu lỏng ở đây thế nào), thân không định được thì tâm không định được đâu.

4. Định Tâm
Tập trung cảm nhận, chú ý tập trung chú ý cảm nhận tại một đối tượng tùy theo pháp thiền của bạn (bàn tay, tâm nhãn, đỉnh đầu hoặc hơi thở)

II. Đau chân khi thiền, làm thế nào?

Đau chân và đau lưng là hai câu được quan tâm nhiều nhất, lý do đau là:

Kinh mạch bị tắc ngẽn do quá nhiều trược khí (ăn mặn) hoặc lười vận động nên gây đau nhức. Dưới là 6 cách trị đau chân bạn có thể thử tùy theo level của bạn:

Cách 1: Dùng tư thế ít cần xếp chân, thiền chủ là tâm trí chứ không phải chân. Tuy nhiên có tý đau chân mà không trị nổi thì cũng khó tiến bộ lắm. Mới tập nên dùng cách này.

Cách 2: Vận động gân cốt, tập vươn dãn bằng các thế yoga để kéo dãn gân cơ ra (vào youtube tìm clip của thầy Mai Văn Như nhé). Được khoảng 1h là cùng.

Cách 3: Tìm đệm, mua bồ đoàn ngồi thiền phù hợp (cũng chỉ được khoảng 1h)

Cách 4: Tập thở hoặc quán năng lượng xử lý chỗ đau (cho level cao rồi nhé) ==> ngay lập tức ngồi được rất lâu gần như không giới hạn thời gian tuy nhiên mất khá nhiều thời gian lúc đầu để đả thông hạ phần. Tôi tăng gấp 2-3 lần thời gian ngay sau khi chuyển cách này. Về cơ bản chỉ cần chú tâm chặt vào chỗ đau, thở bụng nhẹ nhàng nhậm, sâu, bụng hơi ping ra chút cho có cảm giác, sao cho cảm nhận được toàn bộ chỗ đau tê tái… Giai đoạn đầu sẽ tháo mồ hôi ròng ròng do kinh mạch tắc đang được khai thông. Sau đó không ra mồ hồi nữa, cơn đau sẽ dần biến mất. Chân hoàn toàn không có bị tê bì, tím tái mà vẫn đỏ hồng… thậm chí xả thiền đứng dậy vỗ vài cái được luôn. Lúc ngộ ra cách này tôi sướng phát khóc luôn!

Cách 5: Nói chuyện với cơ thể, chuẩn bị từ đầu với một tâm trạng vui vẻ, đang thiền = thiên đàng thì tự nhiên rất ít hoặc không hề đau vì chúng hợp tác (level cao)

Cách 6: Kệ chúng, lờ cơn đau (lờ chứ không phải chịu đau nhé, hãy tập quan sát cơn đau, khi bạn tách được mình ra khỏi cơn đau và quan sát chúng thì cơn đau sẽ biến mất, bạn thích ngồi bao lâu thì ngồi). Giờ thì việc của bạn bạn làm, hãy mặc kệ thân của bạn.

Bạn nào biết thêm cách khác xin bổ xung nhé.

(Sưu tầm)

Tags:

Sponsored Links:

'
'