Cuộc sống sau khi chết như thế nào, Người chết có biết mình chết không,

Cuộc sống sau khi chết như thế nào, Người chết có biết mình chết không, Con đường dẫn đến cái chết nhanh nhất, Tại sao người chết vẫn mềm, Phim sự trở lại cuộc sống và cái chết, Người chết đi về đâu trong 3 ngày, Người chết có nhớ người sống không, Sau khi chết có thể sẽ như thế nào

TỪ VỤ HOTGIRL HẢI PHÒNG VỪA NHẢY LẦU TỰ TỬ: ĐI QUA CÁI CHẾT KHÓ KHÔNG?

Một cô gái đẹp ở Hải Phòng tên L.P.A vừa nhảy từ lầu 17 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, tự kết thúc đời mình.

Người chết có biết mình chết không
Người chết có biết mình chết không

L.P.A là hotgirl TP Cảng, gia đình khá giả, cô làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp. Nghe nói cô từng viết nhiều stt chia sẻ sự uất ức vì chồng có bồ, cô bồ thậm chí còn nhắn tin ghen ngược.

Bác sĩ Bùi Thanh Doanh, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng, cho biết nữ bệnh nhân L.P.A. (29 tuổi, trú tại TP Hải Phòng) vào Khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện lúc 23 giờ ngày 2/11 trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, đau bụng và sốt nhẹ.

Nữ bệnh nhân này sau đó được đưa lên nằm điều trị tại Khoa Nội tổng hợp trên tầng 14 của bệnh viện. Đến khoảng 1 giờ 35 ngày 4/11, mọi người trong viện bỗng nghe thấy tiếng động mạnh, sau đó bàng hoàng phát hiện một người rơi xuống nền tầng 8 của tòa nhà.

Tại hiện trường, các bác sĩ phát hiện nạn nhân là nữ bệnh nhân L.P.A. đang nằm bất động trong tư thế sấp, có máu chảy, vỡ hộp sọ. Mặc dù tích cực cấp cứu trong khoảng 30 phút nhưng nữ bệnh nhân đã không qua khỏi.

Cách đây ít hôm, một em gái 19 tuổi quê Nam Định đã nhảy cầu ở Hà Nam, ngay trước mắt bạn trai. Em chết cùng cái thai trong bụng.

Tuần trước, cũng có chị vợ hận chồng, đã pha thuốc diệt chuột vào sữa của hai con để chúng cùng chết với mẹ…

Vô số các vụ tự tử như thế. Các cô, các chị đều chết vì đau buồn người đàn ông là người yêu, là chồng, là cha của con mình.

Vẫn biết, khi bệnh tật, khi mang thai với người thiếu trách nhiệm, khi tuyệt vọng về lòng dạ đàn ông, phụ nữ vẫn thường cho rằng cuộc đời mình vô nghĩa rồi, hoang tàn rồi, sự sống nào nghĩa lý gì. Chết là chấm dứt hết mọi buồn đau, căm hận.

Nhiều cô chọn cái chết để trả thù. Cho rằng mình chết đi, kẻ đó sẽ suốt đời ân năn, sẽ có một bóng ma lẩn quẩn quanh chân “nó”.

Thế nhưng, tôi từng chứng kiến ông giáo sư kia, dù người vợ đâm đầu vào xe ô tô vì buồn chồng lạc lòng với cô gái khác, sau đó ông vẫn cưới cô nhân tình (vì họ yêu nhau mà).

Tôi cũng thấy nhiều anh khác, vợ chết có ít tháng đã rước người phụ nữ mới vào nhà.

Những người đàn ông có hối hận hay không? Chúng ta đâu ở trong lòng họ mà biết, cũng không trong hoàn cảnh cụ thể để mà phán xét. Chỉ thấy, những cái chết vì tình, vì đàn ông kiểu này là những cái chết vô lý và lãng xẹt.

Thử hỏi những người từng tự tử hụt, 100% sẽ nói đó là quyết định ngu ngốc nhất, vô trách nhiệm và tàn ác với người thân nhất họ từng làm. Họ sẽ nói giờ đây họ quý trọng sự sống đến thế nào, thật may họ đã không mất mạng vì phút nông nổi hôm nào.

Người ruột thịt là lý do đưa chúng ta tới với thế giới này, cũng là những mối dây liên hệ, ràng chúng ra vào trách nhiệm, tình yêu thương dài lâu… Người yêu hay vợ chồng suy cho cùng, cũng chỉ giống câu nói của cổ nhân: “Phu – phụ như xiêm y”, có thể thay ra và mặc vào và biến đổi theo ngày tháng.

Điều gì rồi cũng qua, thời gian sẽ sửa chữa buồn đau, tuyệt vọng; chỉ có mạng sống là không thể lấy lại.

Hãy tìm những mối liên hệ của bạn với cuộc đời và ráng sống tới bình minh, rồi ngày mai sẽ khác…

 

Cuộc sống sau khi chết- HT. THÍCH TRÍ QUẢNG

 
     Sau khi chết, tức bỏ xác thân này, chúng ta có đời sống thế nào. Câu hỏi này từ khi loài người xuất hiện cho đến ngày nay chưa giải đáp được. Ngay như Đức Phật được hỏi câu này, Ngài cũng không trả lời dứt khoát và Ngài đưa ra ví dụ có người bị thương thì phải lo chữa vết thương, không cần điều tra vết thương gây ra bởi ai và từ đâu mà có. Không phải Phật không trả lời được, nhưng Ngài nhận thấy có trả lời, người ta cũng không hiểu và không chấp nhận được, nên Ngài không nói.
 
     Thắc mắc này có từ khởi đầu của loài người, nhưng các tôn giáo đều giải thích rằng con người là sản phẩm của Thượng đế, thì sau khi chết, quyền định đoạt của Thượng đế cho người ta lên thiên đường hay xuống hỏa ngục. Đó là quan niệm của các tôn giáo nhất thần công nhận có đời sau như vậy. Nhưng triết học không chấp nhận quan niệm này, vì nếu loài người là sản phẩm của Thượng đế, thì Thượng đế có thật sự là người tốt hay không, vì người tốt thì không làm việc xấu. Tại sao Thượng đế lại tạo ra người xấu và tại sao Ngài lại tạo ra người hung ác, giả dối và nếu người này chống lại Thượng đế thì họ bị Thượng đế đưa vào hỏa ngục. Vì vậy, triết học khó chấp nhận Thượng đế. Từ đó mới sanh ra tư tưởng hoài nghi và tiếp theo có thuyết tiến hóa chịu ảnh hưởng của vật chất nhiều hơn, theo đó con người phát xuất từ đơn bào tiến lên đa bào, có rong rêu, tiến lên khỉ vượn và thành con người.
 
     Thuyết tiến hóa và thuyết tạo hóa mâu thuẫn với nhau, không chấp nhận nhau. Thái độ của người học Phật quan trọng là phải thực tập pháp tu mà chư Phật và Hiền thánh đã thực tập và đạt được trí tuệ. Khi chúng ta có tuệ giác, sẽ nhìn được sự thật. Vì vậy, chúng ta phải chữa cho sáng mắt mới thấy; nói cách khác, chúng ta còn sống mà nói về đời sống sau khi chết cũng khó đúng, khó tin. Cho nên kinh Pháp hoa diễn tả có một vị Đạo sư đối với người mù từ thuở nhỏ là bị mù trước chân lý mà có giải thích về việc ta từ đâu tới và chết về đâu thì họ cũng không nghe. Đạo sư mới lên núi Tuyết tìm bốn thứ cỏ thuốc để chữa cho họ sáng mắt, thấy được màu sắc và sự vật. Như vậy, quan trọng của đạo Phật là phải tu và chứng để thấy, không phải nói suông. Đạo Phật chủ trương ít nói, nhưng thực tập để có kết quả đúng đắn, tức mời ta ăn, không phải giới thiệu món ăn.
 
     Bốn cỏ thuốc là Tứ Thánh đế nếu thực tập sẽ diệt được phiền não, nghiệp chướng, trần lao, thì sáng mắt trước chân lý, là thấy ta từ đâu đến đây và chết về đâu. Vì vậy, đến với đạo Phật là đến để thấy, để thực tập. Các Thánh đệ tử thực tập Tứ Thánh đế có kết quả từng phần khác nhau, từ quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đến A-la-hán. Quả vị A-la-hán là của người sáng mắt thấy được chân lý là thấy ta từ đâu sanh lại đây và chết về đâu. Nhưng đến đây, Phật dạy đi xa thêm là kinh Pháp hoa diễn tả rằng người sáng mắt thấy biết tất cả rồi, thì Đạo sư bảo rằng anh không thấy sự vật bị ngăn cách bởi vách và không thấy sự vật ở xa. Vì vậy, phải thực tập pháp tu Đại thừa là tu Bồ-tát đạo từ Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng cho đến Thập địa, mới thấy chính xác; còn trước kia chỉ thấy một phần mà thôi.
 
     Lên Bồ-tát Thập địa thấy toàn diện việc của mình và mối quan hệ của mình; nhưng việc của người và sự quan hệ của người thì chỉ Phật mới thấy tất cả chúng sinh, Ngài mới thọ ký được. Nói như vậy, chúng ta mới có khái niệm về cuộc sống sau khi chết là ta từ đâu tới, sống bao lâu chết và tái sanh ở đâu. Mạng sống của chúng ta có giới hạn trong một khoảnh khắc của sự sống, nếu dài lắm sống được một trăm năm, nhưng cũng là một khoảnh khắc.
 
     Căn cứ vào lời Phật dạy và Thánh chúng, chúng ta kiểm tra lại, các Ngài đắc đạo muốn diễn tả hiểu biết cho đời sau, để lại sách nói về cuộc sống sau khi chết. Tôi đọc các sách này thấy mỗi vị có cái thấy một góc; cho nên tổng hợp tất cả cái thấy của các Ngài để chúng ta quan sát, phân tích, tìm hiểu, chúng ta có được cái thấy thực của mình. Nếu đứng trên quan điểm này, chúng ta có thể tạm trả lời chúng ta từ đâu tới, ta là gì và chết về đâu là ba điều mà tôi nghĩ tự trả lời cho mình được, không ai trả lời thay được.
 
     Thật vậy, mỗi người có điểm phát xuất và điểm tới khác nhau. Căn cứ vào lời Phật dạy và những người đi trước, chúng ta nhận ra được điều này, vì sách của các Ngài cho thấy các Ngài có điểm phát xuất khác và điểm đến khác. Tương tự như vậy, chúng ta tìm điểm đến của chúng ta.
 
          Chúng ta nhớ Phật dạy rằng:
 
          Dục tri tiền thế nhân
 
          Kim sanh thọ giả thị
 
          Yếu tri lai thế quả
 
          Kim sanh tác giả thị.
 
     Nghĩa là muốn biết đời trước thì hãy nhìn cái quả hiện tại của mình và muốn biết đời sau như thế nào, hãy xem cái nhân hiện tại của mình. Nói cách khác, những gì chúng ta có do chúng ta tự tạo, không phải do Thượng đế tạo. Ta tạo việc quá khứ, nay chúng ta hưởng quả hiện tại. Ta tạo việc hiện tại, tương lai sẽ hưởng quả đó. Nhân quả không khác được, nhưng phải có đủ duyên thì kết quả sớm; còn thiếu duyên thì kết quả chậm; nhưng sớm muộn gì cũng phải thành quả.
 
     Riêng tôi, thấy được đời sống của mình, vì sáu mươi lăm năm trước, tôi sớm nhận ra giáo lý Phật, mới bỏ tục xuất gia và trải qua hơn sáu mươi năm tu học, kết thành quả là Pháp sư. Không có hơn sáu mươi năm học đạo, tôi không có thành quả ngày nay. Như vậy, tôi biết gần là hơn sáu mươi năm tu kết thành quả này. Muốn biết xa hơn sáu mươi năm trước, tại sao tôi tu, thì có thể nói tôi gặp thắng duyên thúc đẩy đi tu sớm vì tôi có một người chú tu tại gia. Khi người bạn đời của ông mất, ông tụng kinh cầu siêu cho vợ. Tôi đến ở trọ nhà ông, nghe ông tụng kinh chữ Nho mà tôi thuộc. Chú mới bảo rằng tôi chỉ nghe kinh vài lần mà thuộc là điều lạ, như vậy tôi có căn tu, nếu không đi tu thì uổng. Tôi đồng ý liền và ông lấy dao cạo tóc cho tôi liền lúc đó.
 
     Ngoài ra, tôi cũng được Hòa thượng Đạt Vương cho một bộ kinh Pháp hoa bằng chữ Nho lúc tôi mới 12 tuổi, làm sao đọc được. Nhưng nghe tên kinh, tự nhiên tôi cảm thấy thân quen. Từ những điều này, tôi truy ra đời trước mình đã tu, nên đời này sanh lại, gặp thầy hiền bạn tốt khai ngộ, tôi mới phát tâm xuất gia và tiến tu được. Từ những sự kiện thực tế như vậy, tôi rất tin luật Nhân quả của Phật và nhân duyên tu hành của tôi.
 
     Trên bước đường tu có nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng quan trọng là tôi gặp được các thiện tri thức trong và ngoài nước, giúp cho tầm nhìn của tôi mở lần, hoài nghi được tháo gỡ và tâm trí sáng lên. Vì vậy, tôi truy nguyên ra đời trước mình đã tu, nên đời này mới được gặp thiện tri thức và phát tâm tu, nghĩa là thấy quả hiện tại mà đoán được cái nhân quá khứ, tức trả lời được ta từ đâu tới.
 
     Khi sang Nhật Bản tu học, đến chùa Tổng Trì, tôi thấy rất quen. Tôi có ấn tượng đời trước mình là tu sĩ Nhật Bản, nay sanh lại Việt Nam, nên tôi học tiếng Nhật rất nhanh, chỉ học ba tháng mà đủ khả năng thi vào đại học. Người Nhật cũng nói đời trước tôi là người Nhật. Tôi gặp một ông thầy người Nhật rất quý người Việt Nam. Ông này đã từng phản đối chính phủ Diệm bằng cách tuyệt thực trước Tòa Đại sứ Việt Nam. Tôi nói thầy này đời trước là tu sĩ Việt Nam, nhưng nay sanh lại Nhật Bản, nên rất có cảm tình với người Việt Nam. Hoặc các nhà sư Tây Tạng đến chùa nào cũng biết họ đã từng ở đó, hay gặp mặt người thì nhận biết được là bạn đồng tu đời trước.
 
     Một vị Hòa thượng Nhật nói một câu đơn giản, nhưng có ý nghĩa đối với tôi, ông nói đời trước chúng ta đã từng gặp nhau ở hội Linh Sơn của Phật, nên đời này mới gặp lại tự nhiên thấy thương quý nhau. Riêng tôi trên bước đường tu có sự gắn bó mật thiết với Giáo hội, với Tăng-già nhiều hơn là gắn bó với gia đình. Tình cảm tôi dành cho Giáo hội bằng cả cuộc đời mình.
 
     Người bạn nói linh sơn cốt nhục là đời trước xa xưa từng tu với nhau thì đời này mới gặp lại quý mến nhau, dù mang thân tứ đại ngũ uẩn, nhưng không bị tứ đại ngũ uẩn chi phối và xem tình cảm thế gian rất nhẹ, nhưng tình đạo thì sâu nặng. Một số bạn tôi tu hành, nhưng căn lành yếu, nên tình đạo không có, đối với Giáo hội không thân thiết, đối với giáo lý không chuyên tâm, thì họ chỉ là người mới phát tâm tu, nên tình đời còn nặng.
 
     Quan sát những việc của đời này để thấy được nhân lành và nghiệp ác của từng người ở đời trước. Nghiệp ác nặng, có tu cũng bị kéo ra. Căn lành lớn thì gặp khó cũng vượt được. Vì vậy, ta tiếp xúc với bạn mà nhìn nhau kính trọng được thì phải hiểu là bạn thân đời trước rồi, dù mới gặp lần đầu. Nhưng cũng có người mới gặp mà thấy khó chịu thì biết họ từng là đối thủ với ta ở kiếp trước, nên trái đất tròn gặp lại, ta không làm mất lòng họ, nhưng họ luôn kiếm chuyện với ta. Điển hình như Phật nói rằng Đề Bà Đạt Đa không chỉ gây khó khăn cho Phật trong kiếp này mà từ kiếp quá khứ đã như vậy và trong tương lai cũng sẽ tiếp tục như vậy.
 
     Tôi thường lấy lời Phật dạy quan sát thế gian để nhận biết ai là người bạn đồng tu đời trước, ai là người chống đối đời trước và ai là người vô thưởng vô phạt. Quá khứ đã là bạn thì phải trân trọng để làm cho tình bạn tốt thêm. Nếu không làm như vậy, mà lợi dụng bạn, thì sẽ biến bạn thân thành người chống đối. Thực tế cho thấy có người được nhiều bạn giúp đỡ nên sự nghiệp, nhưng họ được rồi lại cư xử làm mất tình bạn và họ chết trong cô đơn, tuyệt vọng, chắc chắn đi vào đường ác. Phước báo đời trước họ có, nhưng lại đem thí cho danh vọng hão huyền, khiến họ mất tất cả và biến bạn thành thù.
 
     Đối với tôi, những người bạn tốt, tôi rất trân trọng, vì trên bước đường tu ta rất cần thầy hiền bạn tốt; vì không có họ, ta khó đi lên. Bạn tốt là vốn quý cho chúng ta trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh. Tôi gọi đó là pháp lữ Đại thừa đồng hành đồng sự. Cầu mong kiếp sau gặp lại chia sẻ kinh nghiệm tu hành.
 
     Hạng thứ hai tôi gọi là bạn đối lập. Ta làm gì, họ cũng tìm cách chống phá, chắc chắn ai cũng gặp loại bạn này. Tôi thường nghĩ vì ta từng chống họ trong quá khứ, nên quả này gặp lại nhất định phải trả. Có vị thiền sư đắc đạo thấy nhân quả quá khứ, nên có người đến định giết ông. Thiền sư chuẩn bị sẵn túi bạc và nói với họ rằng ông thiếu tiền, chứ không thiếu mạng. Họ không giết nữa và lấy tiền rồi đi. Một vị thiền sư khác biết mình thiếu mạng, nên sẽ có người nhất định đến đòi mạng. Ông mới nói với đệ tử rằng sau này thầy sẽ bị giết, không nên thắc mắc.
 
     Người đắc đạo thì thấy được đời trước của mình. Phải có trí tuệ để biết được bạn tốt hay không tốt để xử sự cho đúng. Nếu nhận được đây là quả phải trả thì trả và lợi dụng quả này để làm nhân tốt cho đời sau, khác với người đời ăn mà không muốn trả. Thật vậy, hành Bồ-tát đạo, có trí tuệ, gặp chủ nợ ta mừng quá, trả cho hết, mạng này có trong khoảnh khắc giữ làm gì, vì Bồ-tát sống với sinh mạng vô cùng; nhưng tìm thời điểm trả cho có ý nghĩa. Đương nhiên đời này ta không thiếu nợ, nhưng đời trước ta thiếu. Thiếu nợ mạng sống, hay thiếu nợ lời ăn tiếng nói, hoặc thiếu nợ tiền. Phải biết lợi dụng sự mắc nợ này mà ta thanh toán cho có ý nghĩa, sử dụng mạng sống này mà làm cho cái nhân đời sau được tốt, tức chết thế nào để trở thành bất tử. Điển hình như Bồ-tát Quảng Đức tụng kinh Pháp hoa suốt 49 năm và Ngài chọn đúng thời điểm tự thiêu để trở thành người bất tử. Các bậc Thánh có trí tuệ thì xử sự như vậy, không biết thì sống rồi cũng chết như cỏ cây, chẳng ai nhớ đến.
 
     Nợ cũ chúng ta trả và tạo được nhân mới tốt đẹp cho đời sau, gọi là chuyển khổ duyên nhi thành lạc cụ, sái nhiệt não nhi đắc thanh lương; đó là đặc sắc của Đại thừa, là Niết-bàn tự tâm. Người bị hệ lụy vật chất nhiều làm cho tâm họ khổ, nhưng đệ tử Phật thì luyện tập cho được “Thân thọ hình mà tâm không thọ hình”. Phật dạy rằng chúng sinh thân chưa thọ khổ mà tâm họ đã khổ. Còn Bồ-tát thì thân thọ khổ, mà tâm không khổ, cho đến các Ngài viên tịch cũng không biết. Thật vậy, Bồ-tát Quảng Đức ngồi trong lửa một cách yên tĩnh vì tâm thức Ngài không thấy nóng. Vì thói quen của tâm thức chúng ta là lửa nóng, nên chúng ta cảm thấy nóng. Tôi có kinh nghiệm này, một lần ngủ, tôi nằm mơ thấy bị rớt trong lò lửa, mới hoảng hốt, tưởng mình bị chết cháy rồi, nhưng sao lúc đó, tâm thức tôi thấy không nóng là tâm thức có thể vào lửa không bị nóng, còn thân vật chất thì vẫn bị đốt. Bồ-tát Quảng Đức trải qua một tuần lễ không ăn, tôi biết rằng Ngài đang sống với tâm thức, cho nên không cảm thấy đói.
 
     Người chưa đói, nhưng tâm thức đói là chắc chắn đi vào ngạ quỷ. Người bị béo phì, lượng mỡ dự trữ còn nhiều, nhưng vẫn thích ăn là tâm thức ăn. Biết luyện tập tâm thức không thích ăn thì nhịn được. Con lạc đà sống trong sa mạc, trữ lượng nước của nó còn, nên không khát nước. Con gấu tuyết sống 6 tháng không ăn vì lượng dinh dưỡng dự trữ còn. Nó ngủ là nó không có ý thức ăn thì nó không có cảm giác đói. Ta cũng thế, Phật giáo gọi là Thiền thực. Người tu Thiền ăn một bữa, hay vài ngày ăn một bữa cũng sống và cảm giác đói không có, cho đến ý thức vui buồn cũng hết là họ sống với tuệ giác. Tâm thức giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống đời sau của mình.
 
     Chúng ta phải tìm được pháp môn tu và sống với pháp môn đó thì không bị phiền não quấy rầy, không bị ảnh hưởng của thiên nhiên. Các vị Thánh La-hán đạt được như vậy. Tới đó, tự trả lời được chúng ta sau khi chết về đâu, về thiên đường, về Cực lạc, hay về Niết-bàn. Còn lòng nuôi dưỡng mầm mống hận thù, ham muốn chất chứa, chúng ta phải đi vào thế giới ham muốn, hận thù để trả vay muôn kiếp.
 
     Muốn biết sau khi chết về đâu, mỗi người thể nghiệm pháp Phật sẽ biết. Cầu mong quý vị sáng tâm để thấy được cõi đi về của mình.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'