Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận

Đây là bài viết 213 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận? Theo thống kê năm 2019, số người bị suy thận ở nước ta vào khoảng 5 triệu. Suy thận mạn tính là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính.

Bệnh không chỉ khiến người mắc đau đớn, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống, mà còn có thể tử vong bất cứ lúc nào. Cùng isuckhoe tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mà không phải ai cũng chú ý!

Suy thận là gì? Suy thận mãn tính

Bình thường, chức năng của thận là lọc máu, loại bỏ các chất thải chuyển hóa của cơ thể và nước dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Ngoài ra thận còn có chức năng nội tiết như tiết ra erythropoietin kích thích tủy xương sinh hồng cầu, góp phần trong điều hòa chuyển hóa calci, phosphor trong cơ thể… 

Suy thận mạn tính là tình trạng thận bị suy giảm hoặc mất chức năng đào thải các chất độc và nước thừa ra khỏi máu. Bệnh tổn thương thận mạn tính là tình trạng bệnh lý kéo dài. Nếu tổn thương thận và tình trạng giảm chức năng kéo dài hơn 3 tháng và không hồi phục thì được gọi là bệnh thận mạn.

Suy thận là gì? Suy thận mãn tính

Suy thận mạn tính rất nguy hiểm, bệnh không có dấu hiệu rõ rệt trong thời gian đầu, chỉ đến khi bệnh tiến triển mới có những triệu chứng cảnh báo.

Dấu hiệu suy thận

Thông thường bệnh nhân suy thận sẽ có một vài triệu chứng của bệnh, nhưng đôi khi không có triệu chứng nào. Một số biểu hiện của tình trạng này có thể xảy ra bao gồm:

  • Giảm lượng nước tiểu
  • Phù mắt cá chân, bàn chân
  • Khó thở không rõ nguyên nhân
  • Đau hoặc cảm thấy nặng ngực
  • Buồn ngủ quá mức, mệt mỏi, uể oải
  • Kém ăn, buồn nôn dai dẳng, nôn
  • Sụt cân
  • Ngứa ngáy
  • Co rút cơ (đặc biệt là ở chân)
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Thiếu máu (ít xuất hiện)
Dấu hiệu suy thận
Dấu hiệu suy thận

Một số dấu hiệu sớm của bệnh suy thận

Các triệu chứng của bệnh thận giai đoạn đầu khó phát hiện. Tuy nhiên, bệnh thận mạn tính vẫn có thể gây tổn thương cho dù người bệnh cảm thấy khỏe mạnh và các triệu chứng xuất hiện có thể khác nhau ở mỗi người. Người bệnh nên sớm đi khám thận ngay khi có dấu hiệu tiểu ít, sưn phù tay chân, khó thở… Người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, bệnh tim mạch, tăng phốt phát máu, tăng kali máu, tích tụ nước trong cơ thể. Chất lượng cuộc sống, công việc, tinh thần người bệnh cũng chịu nhiều tác động.

Dù suy thận và bệnh thận mạn không thể hồi phục; tuy nhiên, với chẩn đoán và điều trị thích hợp, người bệnh vẫn có thể sống lâu mà không có những thay đổi đáng kể về chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn thích hợp và thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh thận như kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp (nếu có), tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc, duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh. Giảm đường giảm muối, uống đủ nước, hạn chế bia rượu, không hút thuốc, kiểm soát căng thẳng, thường xuyên tập thể dục thể thao cũng giúp phòng bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tại thận, bệnh lý ở cầu thận chiếm 40%, gồm: 

• Viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống. 
• Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính. 
• Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. 
• Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc một số thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.

Nguyên nhân dẫn đến suy thận 

Bên cạnh đó, việc nhịn tiểu (phụ nữ hay nhịn hơn nam) cộng với cấu tạo giải phẫu của phụ nữ, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, người bị tiểu đường, người suy thận, người phải chạy thận cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn người bình thường.

Thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, lối sống thiếu khoa học, như khi biết bị bệnh nhưng không điều trị, điều trị nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ… làm bệnh tiến triển nhanh.

Các giai đoạn của bệnh suy thận

Giai đoạn 1

Giai đoạn này rất nhẹ. Người bệnh có thể không có triệu chứng và không có biến chứng rõ ràng. Ở giai đoạn 1, việc duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.

Giai đoạn 2

Thận suy yếu ở giai đoạn 2 vẫn coi là một dạng nhẹ, nhưng các vấn đề có thể phát hiện qua mức lọc cầu thận giảm nhẹ, xuất hiện protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể ở thận có thể rõ ràng hơn.

Các phương pháp ở duy trì lối sống tích cực vẫn được sử dụng ở giai đoạn 2, nhưng người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ khác có thể làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn.

Các giai đoạn của bệnh suy thận

Giai đoạn 3

Bệnh ở giai đoạn này được coi là trung bình, đôi khi được chia thành 3A và 3B. Thận của người bệnh không hoạt động tốt như bình thường. Các triệu chứng có thể trở nên rõ ràng hơn như bị sưng bàn tay, bàn chân, đau lưng và đi tiểu thường xuyên.

Giai đoạn 4

Bệnh thận giai đoạn 4 được coi là mức độ trung bình – nặng. Thận hoạt động không tốt, nhưng chức năng thận của người bệnh vẫn chưa suy giảm hoàn toàn. Các triệu chứng có thể bao gồm các biến chứng như thiếu máu, huyết áp cao và bệnh xương khớp.

Giữ lối sống lành mạnh vẫn là yếu tố sống còn để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp để làm chậm tổn thương thận.

Giai đoạn 5

Ở giai đoạn 5, thận của người bệnh bị suy hoàn toàn. Các triệu chứng của sự suy giảm chức năng thận trở nên rõ rệt, bao gồm nôn và buồn nôn, khó thở, ngứa da…

Lưu ý gì khi bị suy thận?

Ăn nhạt

– Không dùng các loại nước chấm như mắm, nước tương, các loại dưa muối, cá khô.

– Không nêm thức ăn bằng muối và các loại hạt nêm có chứa muối và bột ngọt.

– Không dùng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bate, giò chả thịt, giăm bông, thịt hun khói, phô mai các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đông lạnh.

– Không dùng các loại snack, khoai tây chiên.

Lưu ý gì khi bị suy thận?
Lưu ý gì khi bị suy thận?

– Hạn chế sử dụng các loại nước sốt, súp cô đặc; hạn chế ăn hàng quán.

– Để ăn ngon miệng hơn nên dùng các loại rau gia vị hành ngò, hoặc các loại hạt nêm thành phần không muối.

Không sử dụng đồ uống, thức ăn có chất kích thích

– Hạn chế sử dụng đồ uống (rượu, bia, nước chè, cà phê…,) và đồ ăn (ớt, hạt tiêu, tỏi, mù tạt… ) vì chúng có thể gây kích thích, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

– Không hút thuốc lá: vì thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipid và gây co thắt động mạch.

– NÊN sử dụng các thực phẩm có tính lợi tiểu như uống nước ngô non luộc, các loại nước rau.

– Người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức.

Phương pháp điều trị suy thận

Để điều trị suy thận, các bác sĩ thường áp dụng một số phương pháp kết hợp để đạt được hiệu quả tối đa. Một số phương pháp điều trị suy thận thường sử dụng bao gồm:

– Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Nếu suy thận do bệnh lý khác thì điều trị nguyên nhân sẽ giúp cải thiện chức năng thận và giảm nguy cơ tiến triển. Chẳng hạn như suy thận do đái tháo đường, tăng huyết áp thì cần kiểm soát đường huyết cũng như huyết áp ở mức cho phép.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống phù hợp có thể giảm tải cho thận và cải thiện chức năng thận. Người bệnh nên tránh ăn nhiều muối, chất béo và đường, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, người bệnh suy thận cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa protein, đặc biệt là đối với ai đang chạy thận nhân tạo.

– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng suy thận như thuốc giảm huyết áp, thuốc giảm cholesterol, thuốc kháng viêm, thuốc kháng khuẩn và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ để tránh tác dụng phụ và tương tác không mong muốn với các loại thuốc khác.

– Chạy thận nhân tạo: Nếu suy thận đã ở mức độ nặng và không thể cải thiện bằng các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể cần phải sử dụng thận nhân tạo. Chạy thận nhân tạo thay thế chức năng lọc máu của thận, giúp người bệnh duy trì cuộc sống bình thường. Phương pháp này sử dụng máy lọc máu bên ngoài để loại bỏ các chất độc hại rồi thải ra khỏi cơ thể bằng ống thông qua động mạch và tĩnh mạch.

Câu hỏi thường gặp

Suy thận là gì? Suy thận mãn tính

Sponsored Links:

'
'