Hướng dẫn trồng mạ lúa mì từ bạn Hương chia sẻ trên Facebook. Những năm gần đây, khắp nơi trên thế giới rộ lên phong trào uống nước cỏ lúa mì. Theo nhiều bài viết trên mạng thì nước cỏ lúa mì có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe.
Nội dung bài viết:
Thành phần mạ lúa mì
Trong cỏ lúa mì có chứa nhiều Vitamin, Enzymes, đặc biệt có rất nhiều Antiozydanten….
Chỉ cần vài chục gam cỏ lúa mì đã tương ứng chất dinh dưỡng của vài kg rau sạch.
Trong 100g cỏ lúa mì có chứa :
Vitamin C gấp 60 lần cam
Vitamin E gấp 50 lần rau Spinat.
Vitamin B1 gấp 30 lần trong sữa bò
Calzium gấp 11 lần
Sắt gấp 5 lần Spinat
Magnesium 5 lần chuối
CÁCH TRỒNG MẠ LÚA MÌ
Bước 1 : Rửa hạt, chà nhẹ tay để hạt sạch hơn
– Ngâm hạt trong nước sạch
Nước ấm ( khoảng 30°- 40°) thì từ 5 --> 8 tiếng
Nước lạnh thì từ 8 --> 12 tiếng
* Tuyệt đối không ngâm quá 12 tiếng
* Khi ngâm, lượng nước gấp đôi lượng hạt, vì hạt sẽ nở ra
Bước 2: Ủ hạt
– Đổ hạt đã ngâm ra rổ --> Cho ráo nước
– Để hạt ở nơi tối --> Nhanh nảy mầm hơn
– Để hạt ở nơi sáng --> Lâu nảy mầm hơn
Phủ khăn ẩm lên giúp hạt ẩm cả ngày, mục đích là cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm,
– 4 tiếng tưới nước 1 lần: lấy vòi xịt hoa sen xịt nước sẽ hạn chế việc nấm mốc khi gieo trồng
=> Khoảng 1_2 ngày hạt bắt đầu nhú mầm & có rễ.
Bước 3: Gieo hạt
1. Chuẩn bị khay đất trồng : mình dùng xơ dừa tơi và ẩm ( loại dùng trồng rau mầm), phủ dày khoảng 5 phân
Rải hạt đã nẩy mầm vào khay thật đều và khít nhau.
2. Tưới phun sương thật đều
Sau đó phủ một lớp xơ dừa mỏng lên trên hạt để giữ ẩm cho hạt
3. Dùng giấy đậy lại
Để khay vào chỗ tối.
Khi mạ cao khoảng lên khoảng trên 1 cm thì đem ra sáng .
Bước 4: Tưới
1. Tưới nước 2-3 lần một ngày
2. Để mạ lúa mì nơi sáng, thoáng mát chứ không nên để nơi có nắng gắt, vì nếu vậy mạ dễ bị khô, ít nước.
3. Mạ mọc rất nhanh và cần rất nhiều nước, vì vậy cần phải tưới nước thật nhiều cho đẫm nước. Nên dùng khay nhiều lỗ thoát nước để không bị ứ đọng nước.
4. Mạ lúa mì chứa 70% là Chất diệp lục, vì vậy không trồng trong phòng kín, nên đưa ra ngoài sáng nhưng không có nắng gắt, tốt nhất là ngoài sân thượng có mái che hay bên cửa sổ.
Lưu ý: Màu sắc của mạ lúa mì sẽ phản ánh độ diệp lục. Nếu mạ xanh đậm thì có nghĩa là đang phát triển tốt, hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Nếu mạ có màu xanh nhợt nhạt hoặc có sắc vàng thì có nghĩa là cần thêm ánh sáng mặt trời.
Bước 5: Thu hoạch
1. Thời gian: Kể từ khi gieo trồng vào khay đến khoảng ngày thứ 7-13 là có thể thu hoạch
2. Cắt phần cỏ xanh (thấy có bạn ép nước cả rễ nhưng mình chưa thử ), rửa sạch đem ép lấy nước.
3. Phần gốc có thể trồng tiếp và thu hoạch thêm lần nữa, nhưng lần này chất dinh dưỡng trong hạt đã hết, vì vậy nên chất lượng cỏ không cao
Bước 6: Ép nước
– Mạ lúa mì dùng máy ép chậm để ép lấy nước, chia thành các phần 30ml đem đông đá dùng mỗi ngày.
– Mỗi ngày chỉ nên uống 30ml nước cỏ ép nguyên chất, có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước uống và uống vào buổi sáng là tốt nhất.
– Dùng máy xay sinh tố xay
cỏ lọc bã sẽ rất phí vì bã cỏ khá nhiều, các chất cũng bị phá vỡ không giữ được nguyên như máy ép chậm và phải tiếp nước để xay được nhuyễn. Máy ép chậm cho ra nước cốt vì ép trực tiếp cỏ không cần pha thêm nước lọc và cho bã rất ít.
– Bã mạ lúa mì có thể dùng đắp mặt nạ.
– Máy ép chậm có mấy loại tầm cao khoảng 8_10tr, tầm trung khoảng 3_5tr và máy ép cơ quay bằng tay khoảng 300 _ 500k