Dựa trên hướng dẫn thực hành ăn dặm của Tổ Chứ Y Tế Thế Giới, hướng dẫn về thời gian ăn dặm cũng như thứ tự giới thiệu thực phẩm cho bé của Viện Hoàng Gia Nhi Khoa Anh Quốc,hôm nay Isuckhoe xin được hướng dẫn cha mẹ về các loại thực phẩm và thứ tự giới thiệu trong quá trình ăn dặm của bé từ 6 tháng – 12 tháng tuổi.
Nội dung bài viết:
3 TIÊU CHÍ VỀ HƯỚNG DẪN ĂN DẶM
- Đảm bảo thực phẩm trẻ ăn không có nguy cơ gây dị ứng. Những thực phẩm nằm trong danh sách dễ gây dị ứng nên trì hoãn sau 1 tuổi để lúc này cơ thể trẻ có thể học cách đáp ứng.
- Đảm bảo việc giới thiệu thức ăn trong độ tuổi ăn dặm cần phải tuân thủ sự thay đổi độ thô và độ đặc của thức ăn. Nên nhớ, việc ăn cấu trúc cháo quá loãng trong thời gian dài qua 1 tuổi có thể làm trẻ biếng ăn.
- Đảm bảo tính đa dạng về màu sắc và mùi vị thức ăn vì khi đa dạng sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển của trẻ
GỢI Ý THỨ TỰ GIỚI THIỆU THỰC PHẨM ĂN DẶM CHO TRẺ
Độ tuổi 5.5 – hết 6 tháng tuổi: Độ tuổi chuyển độ
- Đặc điểm: Trẻ thích thức ăn (bước đầu nhận thức về vị) và thích nhìn miệng (nhận thức về việc bỏ thức ăn vào miệng). Nhưng chưa kiểm soát được hành vi ăn uống, nên dễ nôn ói nếu gặp cản trở. Tuy nhiên, cảm giác nôn ói có thể được xem là yếu tố phản xạ tích cực giúp trẻ kiểm soát thức ăn tốt hơn ở những giai đoạn sau.
- Cấu trúc thức ăn: Loãng, nhiều nước, rây nhuyễn.
- Trái cây: Trái chuối và bơ
- Nhóm tinh bột: Gạo
- Củ: Cà rốt và khoai tây
- Nhóm Đạm: Thịt heo/bò nạc và lòng đỏ trứng gà (Nên giới thiệu khi bé 6.5-7 tháng tuổi vì giai đoạn này lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé không còn, những thực phẩm này sẽ cung cấp Sắt cho trẻ.)
Độ tuổi 7- hết 9 tháng tuổi: Độ tuổi phát triển cảm nhận về vị và cấu trúc thức ăn.
- Đặc điểm: Vị giác của trẻ đang phát triển tăng dần. Do đó, giai đoạn này là cực kì dễ dàng giới thiệu đủ mùi vị (thậm chí vị đắng). 1 Khu vực nhận thức vê cấu trúc thức ăn trong não bộ cũng phát triển, do đó, nếu bạn chậm chuyển cấu trúc đặc hơn và lợn cơn hơn trong giai đoạn này thì khu vực đó không phát triển đúng tiến độ, khi qua giai đoạn 10 tháng tuổi trẻ rất thích được ăn thô, như cơm, và từ chối cháo loãng. Nếu tiếp tục không chuyển, sau 1 tuổi, trẻ sẽ bỏ qua về cấu trúc, lúc này việc giới thiệu cơm sẽ thường làm bé khó ăn và nhợn ói.
- Cấu trúc thức ăn: Đặc hơn và có 1 vài cấu trúc lợn cợn để giúp trẻ học cách nhai và tăng cảm nhận vị giác.
- Trái cây: Có thể giới thiệu đa dạng các loại trái cây (nghĩa là đa dạng vitamin trẻ có thể lấy được) theo thứ tự sau:
Trái xoài, Dâu tây, Thanh long, Các loại quả berry khác (VD. Blackberry, trái cherry,…), Kiwi, Đu Đủ, Sơri , Thơm (Dứa)
Sau trái thơm (dứa) , thì trẻ có thể thử đa dạng và không cần chú ý thứ tự nữa.
- Nhóm tinh bột: Ngoài gạo có thể giới thiệu thêm bún gạo
- Nhóm rau củ quả: Củ su hào và Rau cho lá mỏng. Riêng rau chân vịt sau 8 tháng tuổi.
- Nhóm Đạm:Cá đồng/sông (từ 7.5 tháng tuối). Sau đó, có thể giới thiệu nguồn chất đạm theo thứ tự sau
Thịt gà, Tôm sông/nước lợ, Lươn, Cua đồng, Thịt bồ câu (từ 9 tháng tuổi), Cá biển
Độ tuổi từ 10- 12 tháng tuổi: Phát triển và hoàn thiện về nhận thức ăn uống, nhạy cảm với mùi vị
- Đặc điểm: Trẻ có khả năng nhận thức về mùi vị và cấu trúc thức ăn nên rất dễ từ chối 1 vài loại thức ăn bé không thích, thậm chí những thức ăn trẻ thích ở giai đoạn trước.
- Cấu trúc thức ăn: 10-12 tháng tuổi: Có thể bắt đầu giới thiệu cơm nát cho bé
Sau 1 tuổi: bé có thể bắt đầu làm quen dần với cơm dẻo
- Nhóm tinh bột: Thêm Bánh Mì, nui và mì lúa mạch
- Nhóm đạm có thể theo thứ tự sau: Tôm biển (từ 10 tháng tuổi), Cua biển, Thịt nội tạng, Mực và nguyên quả trứng (sau 1 tuổi)
- Nhóm rau: Rau cho lá dày, có mùi hương.
Ngoài ra, việc lựa chọn sữa theo từng độ tuổi cũng vô cùng quan trọng. Nội dung kiến thức chọn sữa theo từng độ tuổi cho trẻ Isuckhoe đã đề cập ở bài viết: Cách lựa chọn sữa cho con theo từng độ tuổi các bậc cha mẹ hãy theo dõi và đón đọc nhé!