Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cúm B

Đây là bài viết 280 / 306 trong series Lời khuyên sức khỏe

Cúm B là một trong 3 loại cúm phổ biến ở Việt Nam. So với cúm A và cúm C thì những triệu chứng của loại cúm này đỡ nguy hiểm hơn. Cúm B là một trong 3 loại cúm rất phổ biến ở Việt Nam. Vậy cúm B là gì? Bị cúm B bao lâu thì khỏi? Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cúm B
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cúm B

Cúm B là gì?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus Influenza gây ra, bệnh cúm tấn công hệ hô hấp thông qua mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi ngay cả khi không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch…

Bệnh cúm thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa, lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc, bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác và thành dịch trong cộng đồng. Trong lịch sử, thế giới đã từng ghi nhận nhiều đại dịch cúm nguy hiểm cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Virus gây bệnh cúm ở người được chia làm 3 chủng cúm A, B, C. Trong đó, cúm A là loại cúm rất phổ biến, có thể lây truyền từ động vật sang người. Các đại dịch cúm trong lịch sử phần lớn do chủng cúm A gây ra, như A/H5N1, A/H3N2, A/H1N1… Cúm C có hiểu hiện bệnh rất nhẹ, ít lây nhiễm ở người.

Cúm B là gì?
Cúm B là gì?

Cúm B là một dạng của virus cúm, cúm B cũng có khả năng tạo thành nhóm dịch bệnh theo mùa và có thể lây truyền quanh năm.

Nguyên nhân gây ra cúm B

Khác với cúm A, virus cúm B chỉ có một chủng duy nhất và được phân loại thành hai dòng phổ biến bao gồm Victoria và Yamagata. Chủng virus này có đặc tính di truyền kháng nguyên ít thay đổi, nói cách khác là thay đổi chậm hơn so với các chủng virus cúm A.

Virus cúm B chỉ lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp thông qua giọt bắn trong không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng và mắt.

Triệu chứng của cúm B

Triệu chứng đường hô hấp

Triệu chứng toàn thân

Triệu chứng dạ dày

  • Đau rát cổ.

  • Ho.

  • Sổ mũi.

  • Viêm họng.

Các triệu chứng về đường hô hấp do cúm B có thể nghiêm trọng và biến chứng nặng hơn tùy thuộc vào cơ địa và đối tượng bị bệnh. 

Khi sốt cao, nếu người bệnh không uống hạ sốt thì sẽ gặp một số biểu hiện như:

  • Nhức mỏi cơ thể.

  • Ớn lạnh.

  • Mệt mỏi.

  • Đau bụng.

Khi có những dấu hiệu này, hãy tìm cách xử lý kịp thời nếu không muốn ảnh hưởng đến tính mạng:

  • Miệng đắng, chán ăn.

  • Buồn nôn.

  • Sốt li bì, sốt cao có thể co giật ở trẻ nhỏ.

  • Đau bụng.

Một số ít trường hợp bệnh cúm B cũng có thể gây tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Những triệu chứng này phổ biến ở trẻ em và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ở dạ dày. Ngoài ra, trẻ em bị nhiễm cúm loại B còn gặp những biểu hiện sau đây:

  • Buồn nôn;
  • Ói mửa;
  • Đau bụng;
  • Ăn mất ngon.

Các triệu chứng của cúm B thường không quá nặng và có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể sẽ gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, suy thận, viêm tim, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết,… Với những người bị hen suyễn thì khả năng các triệu chứng sẽ có biểu hiện nặng hơn, thậm chí gây ra một đợt hen nghiêm trọng.

Cúm B có nguy hiểm không?

Cúm B nói riêng và bệnh cúm nói chung thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên, rất dễ lây sang người khỏe mạnh khi người bệnh ho, hắt hơi trong khoảng cách 2m, hoặc khi tiếp xúc với bề mặt có nhiễm virus sau đó chạm tay vào mũi, miệng cũng làm tăng khả năng nhiễm cúm.

Cúm B có nguy hiểm không?
Cúm B có nguy hiểm không?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ khẳng định, cả hai loại cúm A và B đều có thể phát triển thành bệnh nghiêm trọng như nhau, phản bác quan niệm sai lầm trước đây cho rằng cúm loại B nhẹ hơn. Do đó, chúng ta không vì thế mà chủ quan với bệnh cúm B.

Điều trị bệnh cúm B

Với loại bệnh do virus cúm B hay những virus khác gây ra, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân để kê thuốc hạ sốt nhằm điều trị các triệu chứng xuất hiện trên người bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

  • Uống thuốc hạ sốt.

  • Nghỉ ngơi trong phòng có không gian thoáng, môi trường đảm bảo sạch sẽ.

  • Sử dụng các loại thực phẩm có chứa thảo dược, khoáng chất, vitamin giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, loại bỏ các mầm mống gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng do virus.

  • Bổ sung chất dinh dưỡng trong thực đơn mỗi ngày.

  • Tiêm phòng vắc xin cúm B để bảo vệ bản thân chống lại sự xâm nhập của các loại virus.

Hướng dẫn cách chữa bệnh cúm B tại nhà

– Có thể dùng nước tỏi nồng độ 5% nhỏ mũi hàng ngày khi có tiết dịch ở mũi.

– Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng.

– Đeo khẩu trang khi cần thiết, thường xuyên rửa tay, vệ sinh đường hô hấp bằng nước súc miệng, nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mũi.

– Các biện pháp điều trị trong dân gian: ăn cháo hành, tía tô. Xông bằng nước nóng của các loại lá có mùi thơm như: bưởi, cam, tre, tía tô, kinh giới, sả, chanh, gừng…

– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều, nơi ở thoáng mát, sạch sẽ…

Sponsored Links:

'
'