Mẹo bảo vệ sức khỏe gia đình và phòng dịch bệnh

Đây là bài viết 81 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, duy trì tập luyện thể thao… giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng bệnh.

Với cúm nói chung và bệnh do Covid-19 nói riêng, đối tượng dễ mắc là người có sức đề kháng không tốt, ví dụ trẻ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, người có sức đề kháng yếu với tiền sử mắc các bệnh mãn tính khác. Dưới đây là một số việc nên làm để tăng đề kháng, bảo vệ sức khỏe cả nhà, theo khuyến cáo từ các bác sĩ:

Tập thể dục

Những gia đình có điều kiện có thể mua máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục tại nhà để các thành viên cùng sử dụng.

Vận động giúp tinh thần sảng khoái, tăng cường đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh: munsterbootcamp
Vận động giúp tinh thần sảng khoái, tăng cường đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh: munsterbootcamp

Tuy nhiên, cũng đừng ngại tập thể dục, đi bộ, chạy bộ… ngoài trời, miễn là đảm bảo vệ sinh cá nhân. Virus nói chung, đặc biệt Covid-19 ít có khả năng tồn tại lâu ngoài thiên nhiên (môi trường ấm, thông thoáng và chan hòa nắng sáng), nên gia đình bạn có thể vừa tập luyện thể thao, vừa tận hưởng khoảnh khắc gắn kết bên nhau.

Vài động tác thể dục nhẹ nhàng buổi sáng, giữa giờ làm việc hay trước giờ đi ngủ cũng giúp cơ thể dẻo dai, tinh thần sảng khoái, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Dinh dưỡng phù hợp

Theo bác sĩ Thu Hậu, trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM, cách đơn giản để tăng đề kháng từ bên trong cho cả nhà là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ cả lượng và chất. Với trẻ nhỏ và người già có hệ miễn dịch yếu, việc tăng đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày lại càng quan trọng.

Do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, việc bổ sung lợi khuẩn, tăng cường đề kháng càng quan trọng.
Do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, việc bổ sung lợi khuẩn, tăng cường đề kháng càng quan trọng.

Các bữa chính của gia đình cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: chất đường bột từ gạo, ngũ cốc; đạm từ thịt, cá, tôm, trứng, sữa; rau xanh cung cấp chất xơ tiêu hóa và các vi chất dinh dưỡng; chất béo từ dầu ăn, mỡ cá và một số loại thực phẩm khác.

Ngoài ra, các gia đình có thể sử dụng men vi sinh sống (bổ sung lợi khuẩn) hàng ngày để tăng cường hiệu quả quá trình tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn, hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch, giảm mắc các bệnh nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn hàng ngày để nâng cao đề kháng.

Tuy nhiên, không phải 100% lợi khuẩn đưa vào cơ thể đều có thể sống sót và đến được vị trí thích hợp trong đường tiêu hóa để làm nhiệm vụ. Khi đi qua dạ dày, một lượng lớn lợi khuẩn bị tiêu diệt bởi môi trường axit khắc nghiệt tại đây. Việc lựa chọn lợi khuẩn với khả năng sống sót cao sau khi đi qua dạ dày là vô cùng quan trọng. Một trong những chủng lợi khuẩn sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1995 và được chứng minh giúp tăng đề kháng, phòng ngừa cảm cúm, giảm số ngày mắc cúm là L. CASEI của tập đoàn men sống hàng đầu châu Âu – CHR.HANSEL.

Tại Việt Nam, chủng lợi khuẩn này được đưa vào sữa chua uống men sống Vinamilk Probi. Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam về hiệu quả của sữa chua uống men sống Probi lên tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và miễn dịch ở trẻ cho thấy: nồng độ miễn dịch lgA ở nhóm sử dụng Probi hằng ngày trong 12 tuần liên tục cao hơn nhóm không dùng. Sữa chua uống Probi còn được Tổng hội Y học khuyên dùng.

Thông thoáng nhà cửa, chú ý vệ sinh cá nhân

Các gia đình có thể giữ môi trường sống sạch sẽ bằng cách làm thông thoáng nhà cửa, khử trùng đồ vật – bề mặt tiếp xúc thường xuyên trong nhà, đặc biệt khu vực phòng khách nhà bếp, nhà vệ sinh, các tay nắm cửa, bàn ghế…

Mặc dù chưa có cơ sở chứng cứ khoa học đủ mạnh về sinh thái – vi sinh học của Covid-19, nhưng dựa trên các điểm cơ bản về virus học thì ở nhiệt độ cao hay tia cực tím, chúng giảm khả năng tồn tại và phát triển. Các chuyên gia khuyên người dân nên tăng nhiệt độ phòng, mở cửa sổ để không khí lưu thông trong phòng, bởi đóng kín cửa có thể tạo điều kiện cho virus phát triển.

Bên cạnh đó, mỗi người đều cần tự giữ vệ sinh cho bản thân, cũng là giữ vệ sinh cho gia đình của mình. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 70% ). Cần tránh chạm tay chưa được rửa sạch vào mắt, mũi, miệng… Chú ý súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng trước, sau khi ngủ và sau mỗi bữa ăn.

Các thành viên trong nhà cần nhắc nhau có ý thức che kín miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy sau khi sử dụng và rửa sạch tay.

Hạn chế ra chỗ tập trung đông người. Đeo khẩu trang phổ thông khi đến nơi công cộng. Cẩn thận khi tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở), trong trường hợp cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc (tối thiểu 2 m).

Giữ ấm cơ thể, giữ ấm mũi họng, đặc biệt những gia đình sống ở khu vực phía Bắc trong mùa lạnh.

Sponsored Links:

'
'