Anh chị nào nhà có chó mèo bị béo phì cũng thử cho nó ăn toàn thịt xem nó có giảm béo ko ? Vì chó mèo bị béo phì cũng chính là do khi nó về sống với con người ăn toàn Carb.
Và đây chính là lí do tại sao chế độ Low Carb thành công. Rất đơn giản nó fucking care việc năng lượng nạp vào người. Mà nó quan tâm tới lượng Carb nạp vào người. Cứ không nạp Carb --> cơ thể ko tiết insulin --> ko béo phì. Hàng triệu ng trên thế giới này đã áp dụng Low Carb để thành công.
Điều kiện sống tốt, ăn nhiều giảm hoạt động thể lực và lối sống tĩnh tại làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ em.
Điều kiện sống tốt, ăn nhiều giảm hoạt động thể lực và lối sống tĩnh tại làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ em và dẫn đến nguy cơ sau
– Tăng huyết áp, tăng mỡ máu..
– Tiểu đường typ 2\
– Rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở…
Điều kiện sống tốt, ăn nhiều giảm hoạt động thể lực và lối sống tĩnh tại làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ em
Béo phì được định nghĩa đơn giản như là tình trạng dư thừa mỡ phân bố bất thường trên cơ thể.
2. Cách tính béo phì ở trẻ em:
2.1. Cân nặng lý tưởng so với chiều cao (IBWH)
cân nặng đo được
IBWH = ———————————————— x 100
Cân nặng trung bình so với chiều cao
Béo phì khi IBWH ≥ 120%
2.2. Cân nặng so với chiều cao: béo phì khi cân nặng so với chiều cao > + 2SD
2.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI = ———————
(Chiều cao)2 (m)
Lứa tuổi 10-19 tuổi: Theo WHO sử dụng chỉ số BMI.
3. Nguyên nhân của béo phì
3.1. Béo phì đơn thuần: do thay đổi cân bằng năng lượng, tăng lượng thu vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.
Dạng béo phì này thường mang tính gia đình. Những trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì,; có thể tìm thấy gen gây béo (Leptin)
3.2. Béo phì do nội tiết
a. Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn , da khô và thiểu năng trí tuệ.
b. Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn , nhiều trứng cá, huyết áp cao.
c. Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt
d. Béo phì do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
e. Béo phì do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.
4. Các yếu tố nguy cơ béo phì
a.Tiền sử gia đình: Là yếu tố nổi bật nguy cơ béo phì ở trẻ em. 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì. Cân nặng khi đẻ : nếu cân khi đẻ > 4 kg, trẻ sau này nuôi dưỡng trong môi trường tốt cũng dễ bị béo phì hơn những trẻ có cân nặng khi đẻ bình thường
b. Thực phẩm:
i. Các thức ăn hàng ngày sử dụng nhiều dầu , mỡ dễ gây béo.
ii. Các loại ăn nhanh (Snack) thường có năng lượng và mỡ cao, mặt khác loại thức ăn này có hương vị hấp dẫn nên dễ kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
c. Gia đình có ít con tỷ lệ béo phì cao hơn,
d. Thiểu năng trí tuệ và béo phì: Ở những trẻ bị thiểu năng trí tuệ do bản năng tự kìm chế ăn kém nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. Mặt khác ở những trẻ này khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa nên thường tìm đến ăn như là trò chơi tự tiêu khiển cho bản thân mình.
e. Hoạt động ít và béo phì: Nếu trẻ lười hoạt động, hay xem vô tuyến lại thường ăn vặt hoặc uống nước ngọt 1 cách thụ động trẻ vô tình đã nạp thêm năng lượng. Thói quen kéo dài này sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.
5.Các xét nghiệm thăm dò khi bị béo phì
a. Rối loạn Lipids máu : Cholesterol, Triglyxerit có thể tăng
b. Rối loạn đường máu và dung nạp glucose
c. Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận; tuyến giáp; tuyến yên…
d. Thăm dò tìm nguyên nhân béo phì: chụp sọ não, SA ổ bụng…
6. Chẩn đoán béo phì : không khó, nhìn có thể đoán được là béo phì. Để chắc chắn béo phì, cần tính BMI đối với trẻ ≥ 10 tuổi và tính cân nặng lý tưởng so với chiều cao đối với trẻ < 10 tuổi.
Nhưng chẩn đoán nguyên nhân của béo phì rất phức tạp có khi cần phải làm những xét nghiệm định lượng hocmon và làm nhiễm sắc thể mới chẩn đoán nguyên nhân gây béo phì.
7. Điều trị
a. Chế độ ăn: Là nguyên tắc cơ bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ. Tuy nhiên, trẻ em là cơ thể đang lớn do đó chỉ hạn chế thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột. Mục tiêu sao cho trong những tháng đầu kiểm soát chế độ ăn trẻ không tăng cân hoặc tăng <0,5kg/ tháng
b. Thể dục trị liệu: Là biện pháp đơn giản làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể . Nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích mới áp dụng được. Các môn thể thao thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ ngày.
c. Tâm lý liệu pháp: Phải cho trẻ biết những hậu quả của béo phì cũng như khó hoà nhập với các bạn ở trường hoặc bị bạn trêu đùa. Trong 1 số trường hợp béo phì mức độ nặng cần chuyển trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp.
8. Thuốc điều trị: Tuỳ từng nguyên nhân khác nhau mà điều trị, ví dụ béo phì do u thượng thận cần cắt bỏ sẽ hết béo phì. Hoặc dừng uống thuốc Corticoid trong hen, chàm trẻ dần hết béo phì trong hội chứng Cushing. Nếu trẻ bị béo phì đơn thuần ngoài 3 nguyên tắc nêu trên, rất hiếm khi điều trị thuốc ức chế trung tâm ( Centrally acting agents) hoặc ngoại vi.