Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì – nên biết để phòng tránh

Đây là bài viết 9 / 46 trong series Giảm cân-Thực phẩm giảm cân

Người thừa cân, béo phì thường mất tự tin trong giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông, hay tự ti làm giảm chất lượng cuộc sống ngoài ra còn đem đến nguy cơ nhiều bệnh tật hơn, ảnh hưởng sức khỏe và tuổi thọ. Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây béo phì, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được khoa học công nhận đúng 100% tuy nhiên,những nguyên nhân Isuckhoe ghi nhận dưới đây được đại đa số các nhà khoa học, dinh dưỡng đồng tình.

Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì- nên biết để phòng tránh
Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì- nên biết để phòng tránh

Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì

Yếu tố di truyền

Những năm gần đây, người ta đã ghi nhận được rằng, trong gia đình những người sinh đôi, hoặc cha, mẹ, con bị bệnh béo phì thì có sự tham gia của gen di truyền đưa đến bệnh béo phì. Cụ thể, trong gia đình nếu cả cha và mẹ bị bệnh béo phì thì có tới 80% nguy cơ con bị bệnh béo phì. Còn nếu cha hoặc mẹ bị bệnh béo phì thì có 50% con cái sinh ra bị béo phì.

Yếu tố xã hội

Trên thực tế, nhóm người có thói quen ít vận động hoặc tính chất công việc ít vận động, ăn nhiều thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn những nhóm người có tính cách năng động, ăn uống điều độ hợp lý.

Sự rối loạn nội tiết và chuyển hóa

Những người bị bệnh rối loạn nội tiết và chuyển hóa như u vỏ thượng thận, mãn kinh, rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn mỡ máu sẽ kích thích tạo mô mỡ. Các mô mỡ hình thành trong cơ thể khiến cho sự gia tăng nhu cầu về chất đường, kéo theo gia tăng nhu cầu Insuline, sự gia tăng hai chất này lại kích thích tạo mô mỡ và hình thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị.

Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì
Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì

Yếu tố tâm lý

Đó là các vấn đề ăn uống quá mức, những người biếng ăn nhưng lại ăn nhiều về đem đi kèm với mất ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn giữa lượng thức ăn đưa vào cơ thể và năng lượng tiêu hao trong quá trình hoạt động, gây ra tích tụ mỡ và tăng trọng lượng cơ thể.

Các yếu tố tăng trưởng của cơ thể

Cả 2 thể: tăng kích thước của tế bào mõ và tăng số lượng tế bào mỡ đều dẫn tới sự gia tăng khối lượng cơ thể dẫn đến béo phì. Ở độ tuổi trưởng thành, béo phì hầu như là do tăng kích thước tế bào mỡ (thể béo phì đại) và việc giảm cân nặng ở những đối tượng này cũng dễ dàng hơn, chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn đưa vào cơ thể, kết hợp luyện tập thân thể và kết hợp sử dụng một số loại thuốc là được. Ngược lại, ở độ tuổi thiếu niên bị béo phì (thường là tăng số lượng tế bào mỡ hoặc kết hợp với tăng kích thước tế bào mỡ), việc giảm cân ở những đối tượng này thật sự khó khăn, nhiều trường hợp gần như là không chữa được.

Hoạt động thể lực

Thời đại kinh tế phát triển, có đây đủ tiện nghi cùng là yếu tố khiến cho con người lười hoạt động hơn,từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì hơn.

Các thương tổn trên não bộ

Những trường hợp bị béo phì đến từ nguy cơ này rất hiếm gặp. Sự tổn thương vùng dưới đồi có thể gây ra bệnh béo phì.

Tác hại của béo phì, thừa cân

Thừa cân, béo phì có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, biểu hiện qua các bệnh sau:

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ. Bạn mắc hội chứng này nếu bạn có ít nhất 3 trong số các dấu hiệu sau:

  • Kích thước vòng eo lớn.
  • Mức độ chất béo trung tính Triglyceride trong máu cao.
  • Huyết áp cao.
  • Lượng đường trong máu cao ngay cả khi nhịn ăn.
  • Mức cholesterol HDL trong máu thấp.

Hội chứng chuyển hóa liên quan chặt chẽ đến thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể chất.

Ung thư

Béo phì liên quan đến các bệnh ung thư thường gặp như: ung thư vú (gặp ở phụ nữ sau mãn kinh), đại trực tràng, thực quản, tuỵ, gan, đường mật, buồng trứng, tử cung, thận… trong đó ung thư vú và ung thư trực tràng phổ biến nhất.

Tim và đột quỵ

Béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tim. Ở người béo phì, mỡ bọc kín tim khiến tim khó co bóp. Hoặc mỡ tích tụ quá nhiều làm tăng dung lượng máu tuần hoàn, tăng gánh nặng cho tim. 

Người béo phì có huyết áp cao, lượng đường và cholesterol bất thường, đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu não, đột quỵ. Một đánh giá năm 2010 của 25 nghiên cứu, thu hút 2,3 triệu người tham gia cho thấy, béo phì có thể gây đột quỵ đến 64%. 

Bệnh tiểu đường type 2

Béo phì khiến hormone insulin hoạt động không hiệu quả. Lúc này, tuyến tụy sẽ sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng kéo dài, việc sản sinh insulin của tuyến tụy giảm khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu cho thấy, nam giới béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao gấp 7 lần người bình thường, trong khi tỷ lệ này ở nữ là 12. 

Viêm xương khớp

Béo phì gây ra một loạt các bệnh về cơ xương khớp ở người trưởng thành. Trọng lượng cơ thể quá nặng có thể làm tăng áp lực gây đau đầu gối, hông và bàn chân. Đồng thời, hạn chế khả năng vận động, dễ chấn thương khớp. Chất béo dư thừa tạo ra một số chất trung gian gây viêm, ảnh hưởng đến các mô khớp, làm tình trạng đau nhức thêm trầm trọng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) dẫn chứng, cứ 3 người béo phì có 1 trường hợp viêm xương khớp. Tăng 5kg cân nặng, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối tăng lên 36%. 

Suy giảm chức năng sinh sản

Béo phì làm ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có những hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản ở cả hai giới như sau:

  • Nữ giới: suy giảm chức năng của buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, khó thụ thai,…
  • Nam giới: giảm hormone sinh dục nam hay hormone testosterone dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương, giảm ham muốn, vô sinh,…
Suy giảm chức năng sinh sản
Suy giảm chức năng sinh sản

Không những thế béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ như nguy cơ sinh non, bị dị tật bẩm sinh,… các em bé sinh ra bởi các sản phụ bị béo phì.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ, người bệnh thường có những cơn ngừng thở ngắn trên 10 giây. Ở người thừa cân, béo phì, lượng mỡ phân bố nhiều quanh đường hô hấp trên dẫn đến hẹp đường thở. Khi cân nặng tăng 10%, nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ tăng gấp 6 lần. Trong một nghiên cứu khác, có đến 21% nam giới thừa cân, béo phì gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ mức độ vừa và nặng. Tương tự, với phụ nữ, ngưng thở khi ngủ gặp ở 9% người thừa cân và 22% béo phì. 

Suy giảm hệ miễn dịch

Người béo phì có hệ miễn dịch hoạt động kém, nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh. Vì thế, đối tượng này dễ mắc các bệnh thông thường, nhiễm trùng.

Cách phòng tránh, khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì

Bởi nguyên nhân chủ quan không thể thay đổi được, chính vì thế những nguyên nhân khách quan sẽ là phương án để thay đổi vóc dáng và cân nặng của bạn.

Cách phòng tránh, khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì
Cách phòng tránh, khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì

Và nguyên tắc bạn cần nhớ là  khi nhiệt năng hấp thụ vào cơ thể lớn hơn nhiệt năng bị tiêu hao đi, khiến cho lượng mỡ tích lũy trong cơ thể ngày càng nhiều hơn, dẫn đến thừa cân, béo phì. Vậy thì cách mà chúng ta có thể can thiệp là làm thế nào để tiêu hao lượng nhiệt năng hấp thụ vào cơ thể, để 2 chỉ số này ở mức gần như tương đương, sự tích tụ mỡ không còn nữa, đó là cách đẩy lùi bệnh béo phì ra xa chúng ta.

Chính vì thế, một thói quen sinh hoạt ngủ đủ giấc, đúng giờ, ăn uống khoa học kết hợp chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ sẽ giúp bạn có vóc dáng phù hợp, mơ ước. Tất nhiên, nếu bạn muốn đẩy nhanh hiệu quả giảm cân hơn, vẫn có thể tham khảo và dùng những thực phẩm hỗ trợ quá trình giảm cân, tuy nhiên,lưu ý là nguồn gốc rõ ràng, an toàn và được bác sĩ tư vấn.

Chúc các bạn thành công!

Sponsored Links:

'
'