Béo phì ở trẻ em- nguyên nhân và biện pháp điều trị

Béo phì ở trẻ em- nguyên nhân và biện pháp điều trị. Béo phì ở trẻ em có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng vì nó liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật, tử vong của trẻ em tuổi trưởng thành. Béo phì và thừa cân đang tăng lên đến mức báo động tại khắp các miền trên thế giới, đặc biệt tại các nƣớc đang phát triển. Trước đây béo phì rất hiếm gặp, nhưng ngày nay khá phổ biến nhất là các nước phát triển như Mỹ (15% trẻ 12-19 tuổi bị béo phì).

Việt Nam (2007) tại TP Hồ Chí Minh thừa cân là 20,5% và béo phì là 16,3%, và tỷ lệ giữa thừa cân/béo phì tương đương giữa các vùng có kinh tế khá 38,9% và kinh tế nghèo 35,9%. Tỷ lệ trẻ có thừa cân trong gia đình có cả hai cha mẹ bị thừa cân là 1,87 lần và 2,59 lần ở trường hợp cả hai cha mẹ bị béo phì so với trẻ bị béo phì trong gia đình bình thường.

1. ĐẠI CƯƠNG

+ Béo phì ở trẻ em có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng vì nó liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật, tử vong của trẻ em tuổi trưởng thành.
+ Béo phì và thừa cân đang tăng lên đến mức báo động tại khắp các miền trên thế giới, đặc biệt tại các nƣớc đang phát triển. Trước đây béo phì rất hiếm gặp, nhưng ngày nay khá phổ biến nhất là các nƣớc phát triển như Mỹ (15% trẻ12-19 tuổi bị béo phì). Việt Nam (2007) tại TP Hồ Chí Minh thừa cân là 20,5% và béo phì là 16,3%, và tỷ lệ giữa thừa cân/béo phì tương đương giữa các vùng có kinh tế khá 38,9% và kinh tế nghèo 35,9%. Tỷ lệ trẻ có thừa cân trong gia đình có cả hai cha mẹ bị thừa cân là 1,87 lần và 2,59 lần ở trường hợp cả hai cha mẹ bị béo phì so với trẻ bị béo phì trong gia đình bình thường.
+ Việt Nam hiện nay phải đối đầu kép đó là tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn cao và tỷ lệ béo phì gia tăng ở các vùng đô thị hóa.

2. ĐỊNH NGHĨA:

 

WHO định nghĩa thừa cân béo phì nhưsau:
Thừa cân: là tình trạng cân nặng vƣợt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao.
+ Béo phì: là tình trạng bệnh lý đặc trƣng bởi sự tích luỹ mỡ thái quá và
không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ.
+ Đánh giá béo phì không chỉ tính đến cân nặng mà còn quan tâm đến tỷ lệmỡ của cơ thể.
+ Béo phì được coi là bệnh vì nó chính là yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính không lây và là yếu tố nguy cơ tử vong.

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM

+ Mục tiêu điều trị:

để cho trẻ có một cân nặng và sức khoẻ lý tưởng bằng cách là làm chậm tăng cân hoặc ngừng tăng cân.
– Kiểm soát và duy trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao
– Bảo đảm trẻ tăng trưởng tốt theo lứa tuổi
– Giảm nguy cơ biến chứng do béo phì

+ Nguyên tắc:

Trẻ em là cơ thể đang phát triển vì vậy điều trị béo phì ở trẻ em không đặt ra vấn đề giảm cân, mà là giảm tốc tăng cân hay tránh tăng cân thêm để đảm bảo sự phát triển chiều cao của trẻ. Cho phép trẻ vẫn tiếp tục tăng trƣởng từ từcùng với cân nặng qua thời gian, điều này có thể kéo dài 1 đến 2 năm hoặc hơn
phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và cách phát triển của trẻ
+ Do đó điều trị béo phì trẻ em gồm 3 vấn đề chính là:
– Điều chỉnh chế độ ăn: nhằm giảm năng lượng ăn vào.
– Tăng cường hoạt động thể lực: nhằm tăng năng lượng tiêu hao.
– Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất theo lứa tuổi

Các biện pháp cụ thể:

a. Xây dựng chế độ ăn hợp lý:

Những điều nên làm:

– Xây dựng thực đơn khẩu phần ăn cân đối, hợp lý. Phối hợp nhiều loại
thức ăn trong một bữa, khẩu phần ăn vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng.
– Nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy.
– Hạn chế các món quay, xào. Hạn chế mỡ không quá 25-30% tổng năng lượng.
– Nên ăn đều đặn các bữa, tránh bỏ bữa.
– Không đẻ trẻ quá đói (vì nếu trẻ bị đói, trẻ bị đói trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn).
– Nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm ăn về buổi chiều và tối.
– Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt.
– Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất
xơ. Chọn ngũ cốc hoặc bánh mỳ có ít hoặc không có chất béo.
– Nhai kỹ và cho trẻ ăn chậm, giúp trẻ cảm nhận được no và sẽ ngừng ăn
khi no. Nếu ăn quá nhanh thì sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết.
– Gia đình nên ăn cùng nhau bất cứ lúc nào có thể. Tạo ra thời gian trong bữa ăn là thời gian thoái mái, trao đổi và chia sẻ những việc đã xảy ra trong ngày.

+ Chế độ ăn của trẻ phải cân bằng về năng lượng (calo) để giúp cho sự
tăng trưởng và phát triển để có cơ thể khỏe mạnh, ăn đa dạng thức ăn. Không ăn thực phẩm ăn nhanh, nếu có thể không quá 1 tuần/lần. Nên kiểm soát cả những bữa ăn bên ngoài ( ví dụ như ăn ở trường học…) để đảm bảo cân bằng

Những điều không nên làm:

– Hạn chế các loại đường , kẹo,sữa đặc có đường .
– Tránh cho trẻ nhai kẹo cao su làm cho trẻ lúc nào cũng muốn nhai.
– Không nên ăn vào lúc trước khi đi ngủ.

b. Tăng năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực:

Mục tiêu là trẻ tham gia các hoạt động vừa ít nhất trong 60 phút/ngày, ít nhất 3 ngày/tuần.
– Nghiêm cấm trẻ ngồi lâu với các hoạt động tĩnh.
– Uống đủ nƣớc để bù lại lượng nƣớc trẻ mất qua mồ hôi trong quá trình
luyện tập.

PHÒNG BỆNH

– Trẻ nhỏ được bú mẹ đầy đủ, ăn bổ sung hợp lý sẽ ngăn ngừa được béo
phì.
– Giáo dục cho trẻ nếp sống lành mạnh, ăn uống hợp lý.
– Hoạt động thể thao đều đặn hàng ngày.
– Xem ti vi hay các hoạt động tĩnh không nên quá 7h/ngày. Tránh vừa ăn vừa xem TV
– Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để có thể can thiệp kịp thời tránh dẫn đến béo phì.
Nguồn: Bộ y tế

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'