Ăn dặm bé chỉ huy muộn cho trẻ từ 1 tuổi như thế nào? Ở Việt Nam, phương pháp bé chỉ huy (ăn dặm BLW) mới chỉ bắt đầu khoảng 4 năm trước và trở nên phổ biến hơn trong 2 năm gần đây, do vậy số lượng các gia đình biết về phương pháp này hiện còn khá hạn chế. Rất nhiều mẹ biết đến BLW khá muộn khi con đã ngoài một tuổi, thậm chí 2-3 tuổi.
Nội dung bài viết:
Ăn dặm bé chỉ huy muộn là gì?
Nhiều gia đình sau khi áp dụng các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, truyền thống vẫn mệt mỏi bởi con nhà mình vẫn biếng ăn, chán ăn và không có khả năng ăn thô tốt, từ đó tìm đến phương pháp ăn dặm bé chỉ huy. Tuy nhiên lúc này bé đã tập ăn dặm được một thời gian, bạn phải lưu ý một số đặc điểm của ăn dặm bé chỉ huy muộn để áp dụng khoa học cho con nhà mình.
Sở hữu nhiều ưu điểm như tập cho bé kĩ năng và khả năng ăn thô tốt từ nhỏ, phương pháp ăn dặm bé chỉ huy đã trở thành một phương pháp ăn dặm khá phổ biến, được rất nhiều mẹ Việt áp dụng cho con.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà bạn không thể cho con ăn dặm theo phương pháp bé chỉ huy từ 6 tháng tuổi, sau đó lại băn khoăn không bắt đầu từ khi bé được 6 tháng tuổi thì kết quả có khả quan hay không, liệu có thể tạo cho bé một thái độ ăn uống nghiêm túc như các bạn theo BLW hoàn toàn hay không.
Câu trả lời đơn giản nhất: không bao giờ là quá muộn để bắt đầu với BLW và BLW không phải là một phương pháp ăn đòi hỏi phải quá tuân thủ khăt khe về lịch ăn hay tiến trình ăn. BLW đơn giản chỉ là lắng nghe và lúc con tự nhận biết và sử dụng các kỹ năng vốn có của bé trong ăn uống mà thôi.
Rất nhiều bà mẹ khác biết đến BLW từ sớm nhưng do chưa có các tài liệu hướng dẫn chi tiết nên khá dè dặt áp dụng. Phần lớn các “ca” tìm đến bé chỉ huy muộn là khi các bé có dấu hiệu chán ăn, sợ ăn kéo dài và cha mẹ đã thử mọi cách và đều không có kết quả.
Đối với những trường hợp bắt đầu với bé chỉ huy muộn, việc đầu tiên bạn cần làm là phải lập bảng thông tin sinh hoạt hiện tại của con từ đó lên kế hoạch chi tiết cho con làm quen với BLW. Xem tiếp nội dung tiếp theo để biết cần lập bảng thông tin như thế nào và kế hoạch ra sao nhé!
Hiểu về quá trình ăn dặm của con
Đầu tiên trước khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm bé chỉ huy muộn, bạn phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:
- Hiện tại tình hình uống sữa của trẻ từ trước đến nay thế nào?
- Trẻ ăn ít hay ăn nhiều? Trẻ có thường xuyên bỏ bữa, biếng ăn hay không?
- Người lớn cho trẻ ăn dặm như thế nào? Trẻ có bị ép ăn không?
- Bé nhai được thức ăn thô hay chỉ nhai những thức ăn ở dạng mềm, lỏng?
- Bé có thể tự bốc đồ ăn đưa vào miệng không?
- Bé có biết bốc nhón không? Bé có đòi được tự ăn không?
- Bé có biết sử dụng ống hút, thìa, dĩa hay cầm bát húp không?
- Đến giờ ăn bé có khóc không? Bé có khóc khi bị đút không?
- Bé có hào hứng khi có cơ hội được chơi với thức ăn hay tự ăn mà không bị thúc giục không?
- Bé vồ vập hay thờ ơ với thức ăn?
- Nếp sinh hoạt của con và mục tiêu của mẹ
- Giờ ăn hiện tại của bé như thế nào?
- Lượng ăn hiện tại của bé là bao nhiêu?
- Bé có ăn đêm nhiều không?
- Bé có thích hay có ăn vặt nhiều không?
- Lượng sữa bé bú hiện tại là bao nhiêu?
- Bé ngủ có tốt không? Bé ngủ ngày được bao lâu? Bé ngủ đêm được bao lâu?
- Bé có đi ngủ muộn không? Giờ ăn và giờ ngủ của bé có sát nhau quá không?
Trên đây là những câu hỏi mà bạn cần trả lời được thống kê lại hết toàn bộ thông tin sau đó thiết lập một lịch sinh hoạt ổn định làm sao cân đối được lượng ăn dặm với sữa, giờ chơi và giờ ngủ của trẻ. Việc thiết lập một nếp sinh hoạt cố định cho trẻ còn giúp bạn có thể tránh được tình trạng cho trẻ ăn vặt quá nhiều, ăn quá nhiều bữa dẫn đến con ăn ít ngủ kém.
Đặc biệt với những trẻ mới làm quen với bé chỉ huy muộn, bạn càng cần phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những khó khăn, vì trẻ tự ăn sẽ khác với trẻ được đút cho ăn, con sẽ ăn theo nhu cầu và khả năng của con, cũng tức là sẽ có lúc bé còn chẳng ăn nổi một miếng cơm vào bụng trong suốt nửa ngày trời.
Một số lưu ý khi áp dụng bé chỉ huy muộn cho trẻ
Đối với các bé dưới 1 tuổi:
Vào khoảng 9-10 tháng, thậm chí sớm hơn thì cha mẹ của những bé được cho ăn đút nhận ra rằng bé không chịu bị đứt nữa hoặc bé biếng ăn và mong muốn chuyển sang BLW để bé ăn tốt hơn. Trước tiên, bạn cần xác định là do bé không hợp tác với việc bị “đút thìa” hay vì bé biếng ăn sinh lý.
1. Nếu bé đã có thể nhai, nuốt và cầm nắm tốt: việc chuyển qua BLW là rất đơn giản. Bạn đọc kỹ tài liệu về BLW chuẩn bị thức ăn phù hợp với kỹ năng của con, chuẩn bị tinh thần cho mẹ (vì trẻ khi ăn BLW ở giai đoạn này sẽ ăn ít hơn kiểu ăn thụ động khá nhiều) và thực hiện theo tiến độ của BLW.
2. Nếu bé có thể nhai, nuốt và cầm nắm tốt, chịu đút thìa: trẻ đang bị biếng ăn sinh lý thì bạn vẫn có thể thử sức với BLW. Tuy nhiên, khi bé đã rơi vào giai đoạn biếng ăn sinh lý, thì chưa chắc bé đã hứng thú với luyện tập BLW, do đó bạn cần tôn trọng nhu cầu của con và kiên nhẫn chờ đợi qua giai đoạn ẩm ương này. Sau đó bạn chọn kết hợp cả hai phương pháp hoặc chọn một trong hai phương pháp đều được.
3. Nếu bé nhai, nuốt kém, chưa biết cầm nắm: bạn hãy cho bé tập ăn giống như một em bé mới bắt đầu tập BLW. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng lúc này, phản xạ ọe của bé sẽ không thể nhanh nhạy như một em bé 6 tháng tuổi, do đó bé có thể sẽ bị ọe nhiều hơn, gặp khó khăn khi nuốt và xử lý thức ăn, nên bạn cần phải cắt thức ăn theo đúng hướng dẫn (thanh dài, to). Lúc này phản xạ nhai của bé vẫn chưa bị mất đi, nên bé vẫn có thể tập nhai thức ăn một cách dễ dàng.
Thực ra, nếu bạn cho bé ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) thì 9 tháng cũng là lúc bé sử dụng tay để bốc thức ăn, gọi là finger food, sau đó sẽ được làm quen với thìa vào khoảng 12 tháng. Bạn chỉ cần đi theo đúng tiến độ của hai phương pháp này thì em bé của bạn hoàn toàn vẫn được tôn trọng và tự lập. Nếu bạn cho con ăn dặm kiểu Việt Nam thì hoặc là chuyển sang BLW, hoặc kết hợp hai phương pháp hoặc học tập tiến độ phát triển ăn dặm của ADKN là được.
Đối với các bé từ 12 đến 18 tháng tuổi:
1. Nếu bé đã có thể nhai, nuốt và cầm nắm tốt: chuyển qua ăn dặm bé chỉ huy là rất đơn giản. Bạn đọc kỹ tài liệu về BLW – chuẩn bị thức ăn cho phù hợp với kỹ năng của con – chuẩn bị tinh thần cho mẹ (vì trẻ ăn BLW ở giai đoạn này sẽ ăn ít hơn kiểu ăn thụ động khá nhiều) và thực hiện theo tiến độ của BLW.
2. Nếu bé có thể nhai, nuốt và cầm nắm tốt, chịu đút thìa nhưng bị biếng ăn sinh lý thì bạn vẫn có thể thử sức với BLW. Tuy nhiên, khi bé đã bị biếng ăn sinh lý thì chưa chắc đã hứng thú với luyện tập BLW, do đó bạn cần tôn trọng nhu cầu của con và kiên nhẫn chờ đợi qua giai đoạn ẩm ương này. Sau khi con hết biếng ăn sinh lý, bạn hãy khuyến khích con tự ăn nhiều hơn, giới thiệu bát, thìa cho con để con tập xúc thìa.
3. Nếu bé nhai, nuốt kém, biết cầm nắm nhưng chưa biết cho lên miệng.
Do các bé độ tuổi này đã có kỹ năng vận động tinh rất khéo léo rồi nên việc bé không cầm nắm đồ ăn và đưa lên miệng được là hầu như khó xảy ra. Vấn đề ở đây chỉ là bé có thực sự muốn đưa thức ăn vào miệng hay không mà thôi. Bé đã có thể nhai, nuốt thức ăn thô thì bạn có thể cho bé tập ăn theo giai đoạn bốc nhón. Hãy làm mẫu trước cho bé hổ trợ bé khi cần thiết và khen bé ngay khi bé chịu đưa được miếng thức ăn lên miệng.
4. Nếu bé nhai, nuốt kém và không chịu đưa thức ăn lên miệng thì bạn cần cho bé tập ăn với thức ăn ở dạng dành cho trẻ mới bắt đầu BLW (thanh to, dài). Nếu bé ngay, nuốt được thức ăn thô như cháo hạt, thịt băm nhỏ, cơm nát rồi thì bạn có thể bắt đầu từ thức ăn dạng viên cỡ bằng bao diêm và cho nhỏ dần khi kỹ năng nuốt của bé tốt lên, không còn bị ọe nữa.
Những bé ở độ tuổi này, nếu vẫn chưa biết nhai thì thời gian đầu sẽ rất hay bị ọe và thường ngậm thức ăn cho đến khi thức ăn nát ra mới biết nuốt (hoặc là chỉ ngay trệu trạo vài cái rồi nhè ra). Bạn cần bình tĩnh, cho bé ăn thức ăn như hướng dẫn, quan sát con thật kỹ đề phòng bất trắc và cổ vũ khen ngợi con ngay sau khi con nhai và nuốt được thức ăn.
Đối với các bé từ 18 tháng tuổi trở lên
Về cơ bản, các trường hợp áp dụng cho trẻ trên 18 tháng tuổi tương đối giống với trẻ ở giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tuổi, bạn hãy kiểm tra xem em bé của bạn rơi vào trường hợp nào để có hướng tiếp cận phù hợp.
Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ cũng có chính kiến hơn, hiểu biết nhiều hơn về nguyên nhân hệ quả và đặc biệt là có khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Do đó, bên cạnh việc cung cấp cho trẻ môi trường thoải mái để ăn uống tự chủ, bạn cần sử dụng lời nói để khích lệ. Bạn có thể sử dụng giờ ăn như một giờ học về phân loại thức ăn, màu sắc cho bé.
Bạn có thể cùng bé chơi các trò chơi liên quan đến thức ăn trong giờ chơi của bé. Bạn có thể đề nghị bé vào bếp giúp mẹ, tham gia sắp xếp suất ăn của mình, dọn bàn, tham gia nấu một vài công đoạn đơn giản và an toàn, những điều này sẽ giúp bé có thêm hứng thú với thức ăn.
Bạn cũng có thể sử dụng một vinh danh, ở đó, sau mỗi lần bé chịu ăn hoặc có thể ăn tốt một bữa (tốt ở đây có thể chỉ tính bằng đơn vị vài miếng hai bé chỉ nuốt thức ăn và ngồi trên ghế ăn) thì bà đều được 1 hình dán hoặc một ngôi sao, và khi đạt đến số lượng sao nhất định thì bé sẽ được thưởng một món quà vặt chất hay tinh thần.
Lưu ý: Trẻ tầm này nếu được rèn ngồi ăn một chỗ không xem tivi hay không được đi rong có thể sẽ chống đối và không chịu ngồi ăn. Hãy áp dụng quy tắc “ cơ hội hai lần” để đối phó với tình huống này.
Nguyên tắc khi áp dụng BLW muộn
- Xác định tư tưởng của cha mẹ và kỹ năng của con. Điều chỉnh giờ giấc ăn uống phù hợp.
- Tách riêng bữa đút vào bữa BLW, chọn thức ăn phù hợp. Nếu bé không chịu bú, hãy tôn trọng bé.
- Bố mẹ cung cấp đồ ăn và để con toàn quyền quyết định, tôn trọng nhu cầu ăn uống của con, nếu con không muốn ăn thì dọn đi và tới bữa sau mới cho ăn. Mẹ có thể lo con bị đói nhưng đói chính là cách để cơ thể con tự điều chỉnh và cảm thấy nhu cầu muốn ăn hay cần ăn
- Luôn dọn đồ ăn và mời con vào bàn đúng bữa dù con có muốn ăn hay không. Điều này là bước đầu để tạo thói quen ăn uống có giờ giấc và nghiêm túc.
- Bắt đầu bằng các món con thích ăn, dần dần giới thiệu nhiều các món ăn đa dạng.
- Không ép con ăn, không đặt áp lực. Ban đầu hãy bắt đầu bằng một lượng nhỏ thức ăn trong bát, thậm chí có thể ít hơn mức con có thể ăn để tạo cảm giác nhẹ nhàng cho bữa ăn cũng như tạo cảm giác thèm ăn.
- Không ăn vặt, không ăn bù uống bù sữa nếu con không ăn trong bữa chính. Hãy tuân thủ nguyên tắc về giờ giấc ăn uống
- Kiên nhẫn kiên nhẫn và cực kỳ kiên nhẫn
- (Tham khảo: Ăn Dặm Không Phải Là Cuộc Chiến)
- Nếu mẹ muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn, hay trộn bộ thực đơn chi tiết 6 tháng ăn dặm BLW, hãy tham gia khóa học Ăn dặm bé chỉ huy của đầu bếp Hoàng Cường, khóa học bao gồm:
- Kiến thức cơ bản về ăn dặm
- Kiến thức chuyên sâu về ăn dặm bé chỉ huy
- Toàn bộ các vấn đề cách giải quyết các trường hợp gặp phải khi trẻ ăn dặm
Câu hỏi thường gặp
Ăn dặm bé chỉ huy muộn là gì?