Làm sao để dạy trẻ biết nói sớm? Dạy trẻ tập nói thì cần lưu ý những gì? Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân trẻ chậm nói
Đến các mốc phát triển của trẻ mà con bạn chưa biết nói chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy băn khoăn. Để biết con bạn có bị chậm nói hay không chúng ta cần xác định được thời điểm trẻ bắt đầu làm quen và nói được những từ đầu tiên. Bạn đã từng nghe về vấn đề trẻ “thụ đắc ngôn ngữ” của mẹ. Có thể hiểu thụ đắc là quá trình trẻ bắt chước và lặp lại những gì người lớn dạy chúng. Bởi vậy, những người thân chăm sóc trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giúp trẻ tập nói giai đoạn đầu đời.
Nhưng nếu trẻ chỉ lặp lại các từ của người lớn hay phát ra những âm thanh “ê, a” thì đó chỉ là những âm thanh bập bẹ. Chỉ khi nào con bạn có thể tự nói và nói đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng thì mới có thể xác định là trẻ biết nói. Thông thường giai đoạn này vào khoảng thời gian khi trẻ được 10 – 14 tháng tuổi trẻ sẽ bập bẹ những từ đầu tiên.
Ban đầu, trẻ chỉ bập bẹ vài từ đơn giản như ba ba, ma ma để gọi người thân. Sau đó vốn từ vựng của trẻ sẽ dần được củng cố và tăng lên số lượng 2, 3 rồi cụm từ dài. Đến khi được 2 tuổi, trẻ có thể nói được câu dài. Và đến mốc 3 tuổi, trẻ có thể tự nói được tên mình, hát được một bài hát đầy đủ, đặt câu hỏi rõ ngữ nghĩa hơn trong khi vui chơi.
Chứng chậm nói ở trẻ mới biết đi có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều nguy cơ hay các rối loạn khác nhau.
Trò chuyện liên tục với trẻ
Đây là cách dạy cho trẻ nhanh biết nói đơn giản nhất nhưng lại đem lại hiệu quả to lớn. Bố mẹ hãy thường xuyên nói với trẻ những câu như: “Chú chó kia xinh quá con nhỉ?”, “Để mẹ mở nhạc cho con nghe nhé!”…
Ở giai đoạn 0-1 tuổi, dù trẻ mới chỉ bập bẹ những tiếng ê a, nhưng bố mẹ vẫn nên trò chuyện thường xuyên và liên tục với trẻ. Giao tiếp với trẻ ở tuổi này đôi khi giống như độc thoại vì bé chưa nói được, vốn từ vựng chưa phát triển, do vậy việc phản ứng với các câu hỏi của bố mẹ cũng chậm hơn. Tuy nhiên, khi có nhiều cơ hội được lắng nghe bố mẹ trò chuyện, trẻ sẽ biết nói nhanh hơn và dễ hoạt ngôn hơn.
Trả lời tiếng khóc của bé
Trước khi có kho từ vựng và biết sử dụng ngôn ngữ, bé sẽ dùng tiếng khóc để giao tiếp với bạn. Vì thế, khi con khóc, bạn đừng bao giờ làm ngơ. Hãy đáp lại bé, có thể bằng những lời nựng nịu, hỏi han hay sự vỗ về, âu yếm. Khi đó, bé biết mình được “lắng nghe”. Bạn cũng hãy học cách để “đọc” tiếng khóc của con, xem đó là vì bé đói, mệt, hay đang khó chịu vì nóng hay lạnh quá…
Giật đồ
- Sáng sớm mẹ bế con ra chợ thấy ai đang ăn gì thì giật lấy và cho con ăn.
- Vì đây là mẹo nên không được nói hay giải thích gì với họ mà đi thẳng về luôn sau đó.
Thật ra, một số phụ nữ lớn tuổi có thể biết về mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói nên họ sẽ thông cảm với mẹ. Vậy nên, mẹ nên chọn đối tượng này để “giật” đồ ăn nhé.
Nói với bé hành động của mẹ
Có thể bé không hiểu bạn nói gì nhưng bé sẽ có kinh nghiệm với một số cụm từ quen thuộc và biết cách phản ứng nhanh với yêu cầu từ mẹ. Trước khi bế bé, bạn nên giang hai tay và nói: “Để mẹ bế con nào”.
Trong lúc thay tã cho bé, mẹ nên nói: “Đây là tã khô. Mẹ sẽ bỏ tã ướt và thay tã khô cho con”. Cách này sẽ khiến bé hiểu được hành động nào sẽ xảy đến khi mẹ có cử chỉ như giang rộng tay là sẽ bế bé; đặt bé xuống giường và chuẩn bị tã khô là sẽ thay tã cho bé…
Dùng đậu đỏ
- Lấy một ít hạt đậu đỏ, làm tán nhuyễn rồi trộn với rượu.
- Sau đó dùng hỗn hợp sệt này bôi dưới lưỡi trẻ chậm biết nói khoảng 1-2 lần mỗi ngày.
Do mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói không có kiểm chứng từ khoa học; nếu mẹ vẫn lo lắng tình trạng trẻ chậm nói. Hãy áp dụng mẹo cho bé nhanh biết nói theo khoa học được giới thiệu ở nội dung tiếp theo.
Đọc thêm:
Cách điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ
Chăm trẻ ốm tại nhà như thế nào?