Các loại thuộc giảm cân và cơ chế tác dụng lên cơ thể bạn ra sao?

Đây là bài viết 24 / 46 trong series Giảm cân-Thực phẩm giảm cân

Thuốc giảm cân là biện pháp nhiều nàng mập lựa chọn hiệu quả, nhanh chóng lấy lại được cân nặng, vóc dáng lý tưởng của mình. Tuy nhiên, hỏi 10 người thì chỉ có 1-2 người biết phân biệt và lựa chọn đúng sản phẩm giảm cân phù hợp với bản thân mình.

Vậy, có các loại thuốc giảm cân nào, chúng có thực sự an toàn với cơ thể của bạn không?

 Có các loại thuốc  giảm cân nào và cơ chế tác dụng lên cơ thể bạn ra sao?
Có các loại thuốc  giảm cân nào và cơ chế tác dụng lên cơ thể bạn ra sao?

Có các loại thuốc giảm cân nào?

Xét về cơ chế hoạt động thì trên thị trường hiện nay có 3 loại thuốc giảm cân chính cùng những thành phần chủ đạo dưới đây

Thuốc giảm cân tạo cảm giác no:

Loại thuốc này có chứa các chất như sterculia, methycellulose…, không hấp thu, chỉ hút nước làm đầy bụng, do đó làm giảm cảm giác đói và không muốn ăn. Tuy nhiên nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chướng bụng, đầy hơi.

Thuốc giảm cân làm chuyển hóa các chất béo trong cơ thể:

Tiêu biểu cho nhóm này là thuốc lipolysin F chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin, nhằm gia tăng biến dưỡng ở tế bào. Thuốc chỉ công hiệu trong trường hợp béo phì do thiếu thyroxin, và sử dụng thật cẩn thận do có nguy cơ gây ức chế chức năng tuyến giáp, hại tim (do tăng nhịp tim)

Thuốc giảm cân gây chán ăn:

Đây là loại thuốc được sử dụng để giảm cân nhiều nhất, đồng thời cũng là thuốc gây ra nhiều tác dụng không tốt cho người sử dụng. Các loại thuốc này có chứa Phenylpro Panolamin (viết tắt PPA), Ephedrin, Pseudoephedrine, Amphetamin hoặc các dẫn chất tương tự Amphetamine. Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây kích thích (làm cho khó ngủ) và làm giảm cảm giác đói.

Cơ chế tác dụng của thuốc giảm cân lên cơ thể

Đối với các loại thuốc tạo cảm giác no: Các chất này không được hấp thụ vào máu mà chỉ nằm trong lòng ruột, hút nước, gây trương nở và làm đầy bụng khiến người uống thuốc luôn thấy no và không có cảm giác đói. Thuốc gây các tác dụng phụ như trướng bụng, đầy hơi.

Đối với các loại thuốc làm chuyển hóa các chất béo trong cơ thể: Loại thuốc này có chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin, là một chất có khả năng gia tăng chuyển hóa các chất béo. Thuốc chỉ có công hiệu với những người béo phì do thiếu thyroxin. Nó có nguy cơ làm tổn hại tim, ức chế chức năng tuyến giáp nên người dùng dễ bị bướu cổ.

Đối với các loại thuốc gây cảm giác chán ăn: Việc lạm dụng loại thuốc này có thể gây nghiện thuốc. Khi không dùng nữa, người sử dụng có tâm trạng chán nản. Những người bị bệnh tim mạch hay huyết áp sử dụng các loại thuốc này vì có thể bị suy tim và đột tử.

Nguyên nhân uống thuốc giảm cân không hiệu quả:

Nguyên nhân 1:  Không kết hợp chế độ ăn lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao

Các nhà khoa học đã nhận định rằng, cơ thể con người là một bộ máy rất thông minh, nếu thiếu hụt dinh dưỡng trong một thời gian dài dùng thuốc không đúng cách thì khi dừng thuốc, cơ thể sẽ nhanh chóng tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng gấp nhiều lần, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mập hơn nhanh chóng dù khẩu phần ăn không quá nhiều.

Nguyên nhân 2: Uống liều lượng không đúng

Cách sử dụng thuốc giảm cân còn tùy thuộc vào mỗi thể trạng cũng như nhu cầu muốn giảm cân như thế nào của người dùng: nhanh, chậm, hoặc đơn giản chỉ là muốn giữ cân. Chiếu theo những nhu cầu cùng thể trạng riêng biệt như vậy thì cần bác sĩ có kinh nghiệm để tư vấn về liều lượng, liệu trình sử dụng để không mắc phải những tác hại của thuốc giảm cân thường thấy.

 

Để có thể giảm cân an toàn, nên dựa vào tình trạng cơ thể của bạn. Từ đó lên kế hoạch cho việc tập luyện và ăn uống khoa học để giảm cân hiệu quả, bền vững mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên lạm dụng thuốc giảm cân, phải tập luyện và ăn uống!

Sponsored Links:

Trả lời

'
'