Sâu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đây là bài viết 100 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Sâu răng là một căn bệnh khá đáng lo và thường được gặp nhiều nhất ở con người. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng trong đó dễ nhận thấy là đau nhức, tạo lỗ sâu trên răng. Ngoài ra, răng sâu có thể đổi màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn kém tự tin. Vậy Sâu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Sâu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Sâu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây sâu răng do đâu?

Sâu răng là một quá trình xảy ra trong thời gian dài, thường do một số nguyên nhân sau:

  • Sâu răng do vi khuẩn Streptococcus Mutans làm lên men chất bột, đường có trong thức ăn thành Axit Lactic. Axit này sẽ dần ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng, phá hủy men răng và cấu trúc răng của bạn, tạo nên những lỗ hổng trên răng.
  • Nguyên nhân gây sâu răng còn do những thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Khi ăn đồ nhiều đường, đồ ngọt … những vụn thức ăn sẽ bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy vôi răng định kỳ, khoang miệng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển.
  • Khả năng sâu răng còn tuỳ thuộc vào kết cấu của răng. Nếu răng không bị sứt mẻ, không có khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng, khỏe mạnh, mức khoáng hoá cao… sẽ dễ dàng chống lại những tác nhân gây sâu răng. Nếu các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng của bạn là rất lớn.
  • Sâu răng hay không còn do chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ của bạn. Nếu vệ sinh không tốt cũng là một nguyên nhân chính gây sâu răng. Vì thế, muốn hạn chế tối đa sâu răng, cần phải làm sạch răng thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Nếu không sẽ rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Việc đánh răng không đúng cách sẽ không ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn, mà có thể gây tổn thương nướu, lợi… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng tấn công.

Răng mới sâu cho đến lúc phát triển thành lỗ sâu sẽ trải qua một khoảng thời gian (2 năm), phụ thuộc vào quá trình vệ sinh răng miệng, khả năng chống sâu răng ở mỗi người và mức độ vi khuẩn nhiều hay ít.Trong thời gian phát triển răng sâu, nên có hướng điều trị kịp thời để tránh lây lan sang các răng kế cận.

Triệu chứng sâu răng khởi phát

  • Có thể xuất hiện chấm nhỏ hoặc có sự thay đổi màu răng nhẹ trên mặt nhai, vị trí tiếp xúc giữa 2 răng hoặc trên bề mặt răng.
  • Cảm giác đau buốt nhẹ, thoáng qua, thậm chí không rõ ràng, bệnh nhân đa phần đều không cảm nhận được.

Ở giai đoạn tiếp theo:

  • Xuất hiện sự biến đổi màu sắc rõ rệt sang màu nâu tối hoặc màu đen.
  • Lỗ sâu ở răng nhỏ như đầu tăm hoặc chiếm một phần diện tích tương đối trên mặt nhai. Tình trạng vết sâu dưới răng không nhìn thấy được bằng mắt thường có thể lớn hơn nhiều so với tình trạng nhìn thấy trên bề mặt.
  • Thức ăn dễ vướng vào các lỗ sâu
  • Ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh

Trường hợp lỗ sâu tiếp tục xâm lấn, nhiễm vào tầng sâu của răng, có thể viêm tủy răng đã diễn ra. Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, xuất hiện với tần suất dày đặc, cường độ đau tăng, khiến bệnh nhân không thể làm việc.

Điều trị sâu răng như thế nào?

Khi bạn được chẩn đoán răng bị sâu, Bác sĩ răng hàm mặt sẽ tư vấn phương án điều trị. Điều này phụ thuộc vào mức độ phá hủy răng, tủy răng đã chết chưa. Và yếu tố thẫm mỹ quan trọng lúc này là răng phía trước hay phía sau.

Đối với lỗ sâu nhỏ, thông thường chỉ cần lấy phần bị sâu trám lại là đủ. Những răng ở phía trước, khi bạn cười răng sẽ lộ ra, do vậy cần quan tâm yếu tốt thẩm mỹ. Những răng này sẽ được trám bằng composite- vật liệu trám có màu tương đồng với màu răng. Các răng phía sau, do không nhìn thấy, có thể lựa chọn những vật liệu khác.

Khi sâu răng vào đến tủy, trám răng sẽ không giải quyết được vấn đề. Lúc này cần một điều trị tốn kém về chi phí và thời gian hơn, đó là nội nha hay còn gọi là lấy tủy. Sau khi nội nha, răng sẽ không giữ được độ cứng chắc như răng còn sống. Do vậy Bác sĩ thông thường sẽ tư vấn cho bạn bọc răng sứ trên răng đã được nội nha.

Nếu lỗ sâu quá lớn, không thể giữ được, lúc này răng cần được nhổ đi. Tuy vậy, đối với sâu răng giai đoạn sớm, khi chưa hình thành lỗ, chỉ cần bạn giữ vệ sinh răng miệng tốt mà không cần thêm bất cứ hình thức điều trị nào. Do đó, phòng ngừa và phát hiện sớm là rất quan trọng!

Xem thêm:

Bọc răng sứ là gì? Có nên mài răng để bọc răng sứ?

Thuốc Prenatal +DHA dành cho bà bầu có tốt không? Giá thành bao nhiêu?

Review thuốc Prenatal +DHA. Thuốc có công dụng như nào đối với bà bầu? Cách sử dụng?

Sponsored Links:

'
'